Để có thể thành công trong đầu tư chứng khoán, bạn cần học hỏi và trở
thành cao thủ của một trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả đã được
kiểm chứng. Khi đã nắm rõ trường phái đầu tư hiệu quả rồi, thì bạn sẽ sở
hữu cả tư duy, kiến thức, và kỹ năng cần thiết để triển khai thực hiện đầu
tư theo trường phái đó. Bạn sẽ dùng đó như một chiếc la bàn định hướng
, giúp bạn đi đúng hướng đến được nơi bạn cần đến. Nơi đó mang tên sự
thịnh vượng tài chính của bạn. Sau đây là những sai lầm dễ mắc phải cho
những người mới tìm hiểu về chứng khoán.
Sai lầm 06: Đổ lỗi
Đặc điểm của các nhà đầu tư ở cấp độ thấp nhất là họ thường xuyên bị thua lỗ và họ sẵn sàng đổ lỗi cho bất cứ ai, bất cứ điều gì mà họ cho rằng là nguyên nhân gây nên sự thua lỗ của họ. Vâng, lỗi tại bất cứ ai, bất cứ điều gì miễn là không phải bản thân họ. Những người này thực sự rất đáng thương, bởi vì họ sẽ là lớp người “cống hiến” dài hạn trên TTCK.
Nếu bạn đang bị thua lỗ, và lỗi ở khắp mọi nơi, miễn là không phải do bạn. Vậy thì bạn chẳng có lỗi gì cả. Nếu không có lỗi gì, bạn không cần phải điều chỉnh, sửa đổi gì. Nếu không có gì cần sửa đổi, thì tư duy, suy nghĩ, thói quen, hành động sẽ lặp lại theo mô thức cũ. Và nếu hành động theo mô thức cũ thì kết quả vẫn sẽ… như cũ. Đó là một vòng tròn lặp đi lặp lại.
Một điều rất thú vị ở thị trường chứng khoán, là những nhà đầu tư ở cấp độ này, dù tổng quan trong thời gian dài là thua lỗ, nhưng trong ngắn hạn một vài tháng họ có thể có những thương vụ có lời. Và thậm chí có những thương vụ thắng rất to, nhân tài khoản lên vài lần. Khi đó họ cho rằng kết quả đấy là do họ giỏi. Nhưng kỳ thực, bản chất là họ thắng mà không hiểu tại sao họ thắng, họ thua mà không hiểu tại sao mình thua.
Chính những thương vụ thắng lợi ấy, cùng với thâm niên tham gia thị trường, sự rành rẽ rất nhiều những ngõ ngách lung tung khác… lại ngày càng bồi bổ thêm cho cái tôi của họ. Và khi đó, cái vòng tròn luẩn quẩn của chu trình phía trên ngày càng trở nên chắc chắn. Nó xoay liên tục, hết năm này sang năm khác, họ luôn luôn đúng, và họ luôn luôn thua lỗ.
Tôi đã chứng kiến nhiều nhà đầu tư thâm niên hơn 10 năm, nhưng họ không thể thoát ra chu trình ấy. Rất nhiều người, có lẽ cả đời vẫn không thể thoát ra khỏi lối mòn đó.
Cách tốt nhất để thoát ra khỏi tình trạng này là hãy ý thức rằng mình chịu trách nhiệm 100% đối với mọi kết quả mà mình nhận được. Khi đó, cho dù bạn thông hiểu mọi thứ (chính xác là bạn tự cho rằng mình thông hiểu mọi thứ) nhưng kết quả thua lỗ vẫn có thể xảy đến. Vậy nên cần ý thức rõ ràng rằng chúng ta phải thay đổi để kết quả sắp tới sẽ tốt đẹp hơn.
Sai lầm 07: Không có phương pháp đầu tư rõ ràng
Một sai lầm rất quan trọng và phổ biến khác là không có phương pháp đầu tư rõ ràng. Việc này giống như bạn tham gia một trận chiến, và người khác được trang bị đầy đủ áo giáp, vũ khí trong khi bạn thì chỉ mỗi áo thun và quần sọc. Hoặc như tham gia một trận đấu võ đài với một cao thủ Kung Fu trong khi bạn thì béo ú và chưa hề tập võ ngày nào.
Hầu hết những nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam hiện nay đều mắc phải sai lầm này. Hoặc là họ không có phương pháp đầu tư nào cả, hoặc là họ tìm hiểu hết phương pháp này đến phương pháp khác mà kết quả chẳng tới đâu, và cuối cùng có thể họ lại tự rút ra những bài học “rất nguy hại” cho riêng mình. Bạn không nghe nhầm đâu! Họ nộp học phí cho Ngài thị trường, và tự rút ra những bài học sai lầm, để rồi sau đó lại nộp học phí nhiều hơn…
Để có thể thành công trên thị trường chứng khoán, bạn cần học hỏi và trở thành cao thủ của một trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả đã được kiểm chứng. Khi đã nắm rõ trường phái đầu tư hiệu quả rồi, thì bạn sẽ sở hữu cả tư duy, kiến thức, và kỹ năng cần thiết để triển khai thực hiện đầu tư theo trường phái đó. Bạn sẽ dùng đó như một chiếc la bàn định hướng, giúp bạn đi đúng hướng đến được nơi bạn cần đến. Nơi đó mang tên sự thịnh vượng tài chính của bạn.
Sai lầm 08: Không giữ vững nguyên tắc đầu tư
Một số nhà đầu tư sau khi đã chọn đúng trường phái đầu tư, có sự am hiểu nhất định về hệ thống đó. Tuy nhiên khi thực hành thực tế, họ lại hành động một cách “không đúng bài”. Đây không hẳn hoàn toàn là lỗi của họ. Một phần là do thị trường chứng khoán vốn dĩ có quá nhiều cám dỗ, quá nhiều cạm bẫy, quá nhiều lý lẽ…
Ngài Warren Buffett, nhà đầu tư lỗi lạc nhất thế giới đương đại chỉ ra 02 nguyên tắc đầu tư sống còn:
Nguyên tắc 01: không bao giờ được để mất tiềnNguyên tắc 02: không bao giờ quên nguyên tắc 01
Mọi nhà đầu tư chứng khoán đều sẽ sung sướng đến phát điên nếu họ chỉ thành công bằng 1/100 của ngài Buffett. Họ chỉ cần sở hữu được 1/100 hoặc 1/1000 của khối tài sản hơn 60 tỷ USD đã là mơ ước lắm rồi. Ấy vậy mà khi W.Buffett khuyên họ không được để mất tiền, thì họ lại cố gắng chạy theo những chiếc bánh vẽ siêu lợi nhuận bất chấp rủi ro mất tiền là không thể lường trước được.
Đôi khi họ có thể thắng 1-2 thương vụ rất đậm, nhưng họ không ý thức được rằng đó là cái bẫy cực kỳ nguy hiểm mà họ sẽ phải trả giá về sau. Hãy nghĩ về ma túy, sung sướng nhất thời và một đời lụn bại.
Sai lầm 09: Trở nên quá tự tin khi đang chiến thắng
Đây là sai lầm hay mắc phải của những nhà đầu tư đã liên tục chiến thắng trong khoảng 06 tháng đến 05 năm trong thị trường. Đôi khi, chính sự tự tin ấy sẽ đưa bạn xuống đáy vực đấy.
Tôi biết có một người, anh ta đã học hỏi lên tục, thực hành rất nhiều và nhân tài khoản của mình lên 1000 lần trong 03 năm từ năm 2006 – 2009. Thời điểm giữa 2009, anh ta nghĩ rằng mình là một thiên tài đầu tư chứng khoán, tự tin vô cùng. Và sau đó không lâu, chỉ trong 01 tháng, với 01 thương vụ bất thành, anh ta đã thua lỗ toàn bộ tiền của mình và còn thiếu nợ lại một khoản nữa. Tay này khá chậm tiêu, vì mãi 06 tháng kế tiếp nữa hắn mới nhận thức được mình không phải là thiên tài, mà chính xác là THIÊN TAI. Mãi đến lúc phá sản hoàn toàn, anh ta mới ý thức rằng mình chỉ là một hạt cát bé tí so với cả một dãy núi hùng vĩ mang tên Warren Buffett.
Để học được bài học này, tôi mất 08 năm. Bạn ít ra nên dành 08 phút để suy ngẫm về nó.
Sai lầm 10: Không kiên trì
Rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra…
- Một nhà đầu tư chọn được cổ phiếu ABC rất tốt, định giá 30 đồng/cổ phiếu, giá thị trường chỉ 20 đồng/cổ phiếu. Anh ta vui vẻ mua vào, chờ đợi 06 tháng và cổ phiếu không tăng giá, dù hoạt động kinh danh của doanh nghiệp rất thuận lợi. Cuối cùng anh ta bán ra với giá 15 đồng/cổ phiếu. Sau đó 03 tháng, cổ phiếu này tăng lên 45 đồng/cổ phiếu.
- Một nhà đầu tư, đã tìm được cho mình một trường phái đầu tư tốt. Anh ta nhiệt tình thực hành theo trường phái ấy 06 tháng, nhưng nhìn lại thành quả chẳng là bao nhiêu. Anh ta chỉ kiếm được 10% lợi nhuận trong 06 tháng. Tuy nhiên anh bạn cùng cơ quan anh ta có thể kiếm được 10% mỗi tuần. Sau đó anh ta chuyển sang làm theo anh bạn cùng cơ quan. Năm sau tôi hỏi lại, nghe đâu 02 người mỗi người mất tiền 4-5 tỷ. Còn những người áp dụng phương pháp ban đầu thì rất đều, năm nào cũng 20% – 50% lợi nhuận. Có những trường hợp cá biệt kiếm > 100% lợi nhuận/năm.
Bí quyết: Điều quan trọng không phải là bao nhiêu tiền. Điếu quan trọng là hệ thống đầu tư của bạn bền vững như thế nào!
Một số sai lầm khác:
- Dùng margin quá nhiều tại thời điểm không thích hợp
- Cố chấp giữ cổ phiếu đang giảm giá dù giá cổ phiếu cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó
- Quyết ăn thua đủ với thị trường bằng việc mua thêm và mua thêm
- Chạy theo đám đông
- Bỏ hết trứng vào một giỏ
- Đa dạng hóa danh mục quá nhiều
- Thích mua cổ phiếu thị giá thấp
- Bắt đáy và trung bình giá giảm mà không hiểu về giá trị
- Cố gắng chạy theo “tin đồn”
- Bội thực thông tin. Không có khả năng nhận diện đâu là lời khuyên tốt.
- Tôi biết tuốt, không hành động, sống trong ảo tưởng
- Lo lắng về các khoản phí, thuế và hoa hồng
- Không hiểu biết, hoặc tin tuyệt đối vào phân tích kỹ thuật
- Chốt lời quá non sau một thời gian dài chịu đựng
- Quá tham lam một cách vô lý
- Căn ke từng line một
- Giữ thì lo, bán thì tiếc
- Người xấu tính: mua mong tăng ngay, bán xong mong giảm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét