Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Margin là gì? Sử dụng margin như thế nào cho hiệu quả và tránh rủi ro /0869800694

Nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hiểu, hoặc chưa biết tối ưu hóa việc sử dụng đòn bẩy tài chính hay còn gọi là margin. Vậy Margin là gì? Sử dụng margin như thế nào cho hiệu quả và tránh rủi ro luôn là câu hỏi lớn đối với cả những người mới đầu tư chứng khoán cũng như những người có tham gia TTCK lâu năm.

Đòn bẩy tài chính – hay còn gọi là margin có khả năng mang lại các khoản lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư (NĐT), nhưng chỉ áp dụng khi thị trường cũng như cổ phiếu bước vào sóng tăng và chỉ nên sử dụng nhanh trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng công cụ này như thế nào để hiệu quả và tránh được rủi ro.
Margin hay còn gọi là giao dịch ký quỹ, là một trong những sản phẩm dịch vụ của các công ty chứng khoán (CTCK) cung cấp vốn cho các NĐT chứng khoán. Margin là thuật ngữ về việc dùng đòn bẩy tài chính trong đầu tư chứng khoán. Đây là dịch vụ cung cấp bởi CTCK, cho phép NĐT vay tiền để mua số lượng cổ phiếu có giá trị lớn hơn giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư có trong tài khoản chứng khoán.

Margin có khả năng mang lại các khoản lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư nếu biết dùng và dùng đúng cách.
Nhà đầu tư được vay bao nhiêu tiền? Tỉ lệ đòn bẩy là bao nhiêu?

Số tiền NĐT đựợc vay tuỳ thuộc vào cổ phiếu NĐT đang nắm giữ, tuỳ thuộc vào từng thời điểm, tuỳ thuộc vào từng CTCK. Theo đó mà tỉ lệ đòn bẩy cũng sẽ khác nhau.

Ví dụ nếu NĐT đang có tài sản là 100 triệu (cả cổ phiếu và tiền), CTCK cho phép NĐT mua đến 150 triệu, như vậy tỉ lệ đòn bẩy là 1:1.5. Nếu CTCK cho phép NĐT mua đến 200 triệu, thì tỉ lệ đòn bẩy là 1:2 và nếu CTCK cho phép NĐT mua đến 300 triệu, như vậy NĐT có được tỉ lệ đòn bẩy là 1:3.

Với những cổ phiếu tốt nhất trên thị trường hiện giờ thì Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng chỉ cho phép CTCK cho NĐT vay với tỉ lệ 50%, tức là NĐT có thể sử dụng tỉ lệ đòn bảy tối đa là 1:2. Tuy nhiên, một số CTCK có thể lách luật cho phép NĐT sử dụng tỉ lệ đòn bảy cao hơn lên đến 1:3, thậm chí 1:4 khi NĐT mua những cổ phiếu tốt mà CTCK có thể kiểm soát được rủi ro.

Để kiểm soát được rủi ro đối với khoản tiền cho NĐT vay thì CTCK sẽ thay đổi chính sách cho vay của mình tùy từng thời điểm. Thị trường tốt cho vay nhiều hơn, thị trường xấu cho vay ít hơn. Hoặc cổ phiếu có thông tin xấu bất thường cũng sẽ bị thay đổi tỉ lệ cho vay.

Điều gì xảy ra khi đang dùng margin mà giá cổ phiếu biến động mạnh?

Khi cổ phiếu tăng giá: Nếu NĐT đang dùng margin mà cổ phiếu tăng giá thì NĐT sẽ có lợi nhuận nhiều hơn, đồng thời giá trị tài sản ròng tăng lên. NĐT có thể tiếp tục được mua thêm cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận nhanh hơn.

Ví dụ, nếu bạn có 100 triệu, được CTCK cho dùng tỉ lệ đòn bẩy tối đã là 1:2 để mua lượng cổ phiếu VCB có giá trị 200 triệu. Nếu bạn mua cổ phiếu VCB mà khi mua xong tăng lên 10%, bạn sẽ lãi thêm 20 triệu, lãi 2 lần so với việc không dùng margin. Giá trị tài sản ròng lúc này là 120 triệu. Với giá trị tài sản ròng 120 triệu, bạn có thể mua thêm lượng cổ phiếu VCB trị giá 20 triệu nữa, lượng cổ phiếu VCB sở hữu mới có giá trị 240 triệu.

Nếu giá cổ phiếu VCB tiếp tục tăng thêm 10% nữa thì bạn có thêm 24 triệu lợi nhuận, giá trị tài sản ròng là 142 triệu, sinh lời 42% so với 100 triệu ban đầu. Như vậy, cổ phiếu VCB tăng giá 20% nhưng tài sản NĐT đã sinh lời tới 42%.


Tỷ lệ cho vay margin phụ thuộc vào từng công ty chứng khoán và phải được UBCK cho phép 

Khi cổ phiếu giảm giá: Nếu bạn đang sử dụng margin mà cổ phiếu giảm giá thì lúc này giá trị tài sản ròng sẽ giảm rất nhanh, tương ứng với tỉ lệ đòn bẩy mà bạn đang sử dụng. Nếu bạn dùng tỉ lệ đòn bẩy 1:2 thì sẽ lỗ gấp 2 lần bình thường, dùng tỉ lệ đòn bảy 1:3 thì sẽ lỗ gấp 3 lần bình thường.
Khi giá trị tài sản ròng bị giảm, CTCK sẽ yêu cầu bạn thực hiện việc bổ sung thêm tài sản đảm bảo là tiền hoặc cổ phiếu chuyển từ nơi khác về. Nếu bạn không bổ sung thêm tài sản đảm bảo thì sẽ phải bán bớt cổ phiếu ra để giảm tiền vay, đưa tỉ lệ đòn bẩy về đúng quy định của CTCK. Đây cũng chính là khái niệm Margin Call mà NĐT sử dụng margin sẽ phải đối mặt, khi đầu tư chứng khoán trong giai đoạn thị trường hay cổ phiếu điều chỉnh.

Rủi ro nhà đầu tư phải đối mặt khi dùng margin?

Khi NĐT dùng margin, đặc biệt là dùng margin với tỉ lệ đòn bẩy cao thì rủi ro bị thua lỗ lớn, thậm chí cháy tài khoản mất hết tiền đầu tư, bởi các lý do sau đây:
Áp lực khi dùng margin: Việc dùng margin sẽ gây ra áp lực rất lớn đến NĐT.
Áp lực phải trả lãi margin: Phí vay tiền của các CTCK ở mức khoảng 14%/1 năm, nếu NĐT đầu tư bằng tiền vay thì phải có lợi nhuận cao hơn con số đó thì mới có lãi.
Áp lực khi cổ phiếu giảm giá: Như đã phân tích ở trên, nếu dùng margin mà giá cổ phiếu giảm giá thì sẽ lỗ nhanh hơn nhiều khi chỉ đầu tư bằng tiền của mình.
Áp lực khi bị margin call: Khi cổ phiếu giảm giá, NĐT được yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo, việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng với NĐT. Vì đa phần NĐT đã sử dung hết khả năng tài chính rồi thì mới đi vay. Tất cả những áp lực trên sẽ gây tác động lớn đến tâm lý và hành vi của NĐT. Và rất nhiều NĐT đã không còn sáng suốt xử lý khi bị margin call dẫn đến thiệt hại lớn trong đầu tư.
CTCK hạ tỉ lệ cho vay: Đây cũng là một việc NĐT dễ gặp phải trong quá trình đầu tư. Để quản lý rủi ro đối với khoản tiền cho NĐT vay thì CTCK sẽ hạ tỉ lệ margin ở mã cổ phiếu có thông tin xấu. Việc hạ tỉ lệ margin và thông tin xấu cộng hưởng lại có thể làm giá cổ phiếu giảm rất sâu dẫn đến thiệt hại lớn cho NĐT.
Ngoài ra, có những khách hàng sở hữu hàng triệu cổ phiếu, nhưng khi bị CTCK hạ tỉ lệ margin hoặc cắt margin không cho vay nữa, phải bán một lượng lớn cổ phiếu ra thị trường đã làm ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu. Ví dụ như trong năm 2016 vừa rồi, rất nhiều cổ phiếu giảm giá đến 90% vì bị CTCK cắt margin, điển hình như CDO, HAG, TTF, FID, HQC,…

Sự khác biệt lớn giữa việc đầu tư dùng margin và không dùng margin

Khi dùng margin, NĐT chọn đúng cổ phiếu thì sẽ gia tăng lợi nhuận nhanh chóng, đó là tác dụng của margin. Còn trong trường hợp cổ phiếu giảm giá NĐT sẽ thấy sự khác biệt lớn sau đây:
– Nếu giá cổ phiếu giảm, sẽ dẫn đến margin call, đa phần NĐT không có thêm tiền nộp vào, sẽ phải bán bớt cổ phiếu đi. Như vậy, khi giá cổ phiếu tăng trở lại mức giá cũ thì vì nhà đàu tư không sở hữu đủ lượng cổ phiếu như ban đầu nên giá trị tài sản ròng cũng không trở về giá trị như ban đầu. Nếu không dùng margin thì giá cổ phiếu giảm sẽ không bị margin call, lượng cổ phiếu vẫn giữ nguyên, khi giá tăng trở lại giá mua ban đầu thì vốn đầu tư sẽ trở lại giá trị ban đầu.
– Nếu giá cổ phiếu giảm rất mạnh, dẫn đến cháy tài khoản, tức là nhà đầu tư đã mất hết tài sản trong tài khoản, Như vậy sẽ không có cơ hội gỡ lại vốn ban đầu khi giá cổ phiếu tăng trở lại. Còn nếu không dùng margin thì giá cổ phiếu có giảm bao nhiêu đi chăng nữa, thì lượng cổ phiếu nắm giữ vẫn như vậy, khi cổ phiếu tăng giá trở lại thì tài sản ròng sẽ tăng theo.


Khi dùng margin, NĐT chọn đúng cổ phiếu thì sẽ gia tăng lợi nhuận nhanh chóng, đó là tác dụng của margin

Ai và khi nào thì nên dùng margin?

Có câu: “Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro” – “High risk, high return”. Việc dùng margin có nhiều rủi ro và đa phần thua lỗ lớn trong đầu tư chứng khoán đến từ việc dùng tiền vay. Cho nên, dùng margin chỉ thích hợp với những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn, quản trị rủi ro tốt và đặc biệt phải tuân thủ kỷ luật đề ra. Và để chiến thắng trong việc dùng margin thì phải là NĐT có nhiều kinh nghiệm. Với NĐT mới, chúng tôi có lời khuyên chân thành là không nên dùng margin. Ngay cả với những NĐT chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm cũng cần cân nhắc kỹ về thời điểm dùng margin.
Dùng margin chỉ thích hợp cho việc đầu tư ngắn hạn, đánh nhanh rút nhanh, giúp gia tăng lợi nhuận khi NĐT nhận thấy thị trường đang bước vào một đợt tăng giá mới kéo dài từ 1 đến vài tháng. Và việc chọn cổ phiếu để dùng margin cũng cần phải phân tích rất kỹ để hạn chế rủi ro.
Có nhiều NĐT mặc dù kiến thức phân tích rất tốt, kinh nghiệm rất nhiều nhưng không có kinh nghiệm quản trị rủi ro, lại dùng margin cao cho việc đầu tư dài hạn. Họ dùng margin cao để trading (mua/bán) liên tục cả năm hoặc dùng margin cao để đầu tư cổ phiếu dài hạn (từ 1 đến vài năm). Và kết quả cho đến nay đều không thật sự thuyết phục.

Sử dụng margin như thế nào cho hiệu quả và tránh rủi ro

Để sử dụng margin một cách hiệu quả, NĐT cần lưu ý một số bước cơ bản sau:
Bước 1: Lựa chọn cổ phiếu
Tiêu chí đầu tiên để lựa chọn cổ phiếu đối với chiến lược này là thanh khoản. Tất nhiên, thanh khoản cao mới thuận tiện trong việc đóng trạng thái margin về mức an toàn.
Tiêu chí thứ 2 là các cổ phiếu phải có yếu tố cơ bản nội tại tốt vì nhóm này thường được cấp tỷ lệ Margin cao.
Tiêu chí thứ 3 là các cổ phiếu đang trong thời kỳ tăng trưởng hoặc những cổ phiếu mang tính dẫn dắt thị trường.
Bước 2: Thực hiện giao dịch
Đầu tiên NĐT sử dụng vốn tự có của mình để mua cổ phiếu, sau T+3 hàng về tài khoản và giá cổ phiếu tăng lên so với giá mua ban đầu (danh mục đang lãi). Khi đó, nhà đầu tư quan sát cổ phiếu và bắt đầu sử dụng margin để mua thêm khi cổ phiếu tăng đúng như nhận định nhằm gia tăng lợi nhuận. Điều quan trọng nhất là phải mua đúng nhịp sóng bắt đầu tăng, tuyệt đối không mua khi giá đã tăng quá nhiều so với nền tảng của giá cổ phiếu đó.
Thông thường, để hỗ trợ các quyết định mua bán này nhà đầu tư thường dựa vào các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật để ra quyết định.
Nếu giá cổ phiếu giảm thì bán ngay danh mục ban đầu của mình để đóng trạng thái margin. Nếu giá cổ phiếu tiếp tục tăng thì giá trị tài sản ròng của NĐT tăng lên, do đó, các công ty chứng khoản sẽ cung cấp thêm hạn mức cho khách hàng và tiếp tục sử dụng margin để mua vào.
Lúc này có thể mua vào các cổ phiếu cơ bản khác trong danh mục của mình mà chưa tăng giá. Sau khi thị trường hoặc cổ phiếu có dấu hiệu đảo chiều, danh mục margin gần với ngưỡng call (giải chấp) hoặc tài khoản bị call là thời điểm các NĐT theo chiến lược này thực hiện chốt lời đưa margin về ngưỡng an toàn.

Margin là gì? sử dụng margin như thế nào cho hiệu quả và tránh rủi ro
Sử dụng margin giống như sử dụng con dao, nếu biết dùng margin sẽ đem lại lợi nhuận rất cao, nhưng ngược lại cũng làm cho “cháy” tài khoản nhanh nhất.

Bước 3: Xử lý margin sao cho hiệu quả và tránh rủi ro
Tuyệt đối không dùng margin bắt đáy, không dùng margin khi thị trường hoặc cổ phiếu đi ngang và tuyệt đối không dùng tiền margin để mua đuổi cổ phiếu khi mã đó đã tăng quá nhiều. Tất cả những tín hiệu này đều cần phải sử dụng phân tích kỹ thuật và kinh nghiệm để nhận biết.
Tuyệt đối phải tuân thủ kỷ luật an toàn vốn là hàng đầu, vậy nên không được để lòng tham lấn át khi mà cổ phiếu đã qua vùng đỉnh mà không chốt lãi hạ margin và không dùng margin bắt đáy khi cổ phiếu chưa tạo đáy xong.
Chỉ sử dụng margin cho chiến lược đầu tư ngắn hạn và chỉ kích hoạt margin khi nhận thấy cổ phiếu vào kênh tăng giá trong bối cảnh thị trường chứng khoán thuận lợi.
Tóm lại, việc dùng margin sẽ giúp gia tăng lợi nhuận nhanh chóng khi cổ phiếu tăng giá. Nhưng ngược lại cũng làm cho tài sản của NĐT mất đi nhanh hơn khi cổ phiếu giảm giá, nó giống như con dao hai lưỡi, nếu không biết dùng sẽ là cách “đốt” tài khoản “cháy” nhanh nhất. NĐT khi đã có nhiều kinh nghiệm thì mới cân nhắc việc dùng margin và chỉ dùng margin trong những thời điểm thị trường thuận lợi.
Chúng tôi, với 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, cũng như kinh nghiệm quản trị rủi ro trong quản lý tài khoản ủy thác, chúng tôi đã đút rút ra quá nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư chứng khoán (margin). Đối với việc quản lý tài khoản ủy thác, hầu như chúng tôi rất hạn chế sử dụng dịch vụ này cho danh mục đầu tư trung và dài hạn, có chăng chỉ là những lúc thị trường hoặc mã chứng khoán nào đó trong danh mục vào sóng tăng thì mới kích hoạt margin, nhưng ở mức kiểm soát tốt.
Đối với các nhà đầu tư thiếu kiến thức và kinh nghiệm về chứng khoán, hoặc không có thời gian thu thập, nghiên cứu thông tin, không am hiểu TTCK…, thì thường nhà đầu tư nhỏ lẻ chọn hình thức ỦY THÁC ĐẦU TƯ  với chúng tôi để rủi ro trên thị trường. Chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác với tất cả các nhà đầu tư nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét