Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

22 quy luật được đúc rút sau những năm tháng chinh chiến trên TTCK

Trải qua những năm tháng thăng trầm, nằm gai nếm mật trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi đã đúc rút ra khá nhiều kinh nghiệm và xin giới thiệu đến các nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt những nhà đầu tư mới mở tài khoản chứng khoán 22 quy luật được đúc rút sau những năm tháng chinh chiến trên TTCK.

Quy luật số 1: Cổ phiếu giá cao thì sẽ tiếp tục tăng và ngược lại

Bạn có ngạc nhiên khi thấy VNM liên tục tăng hết từ năm nay đến năm khác mặc dù lúc nào cũng cảm thấy giá nó cao. Ngược lại, kể từ khi HAG giảm xuống mức giá dưới 10, đã hàng năm nay cổ phiếu này được giao dịch ở vùng 6 – 7. Nếu bạn hy vọng mua cổ phiếu ở giá thật thấp để sau này “nhỡ đâu” nó lên cao thì bạn đã nhầm to. Cổ phiếu không vượt được giá 20 thì đừng mong lên được 50, không đạt giá 50 thì còn lâu mới lên được 100.

Quy luật số 2: Môi giới không phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản của bạn

Bạn, chứ không phải ai khác phải chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản của mình. Môi giới chứng khoán làm việc không chỉ vì lợi ích của bạn, mà còn vì lợi ích của họ và công ty chứng khoán của họ. Đa phần các môi giới sẽ không vui nếu bạn mua một cổ phiếu rồi giữ nó cả năm – kể cả bạn có lãi đến như thế nào. Điều đó không có nghĩa là không có những môi giới giỏi và có tâm. Trước khi quyết định sẽ gắn bó với môi giới nào, hãy tìm hiểu về lịch sử giao dịch và các khách hàng cũ của anh ấy.

22 quy luật được đúc rút sau những năm tháng chinh chiến trên TTCK
Môi giới không phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản của bạn

Quy luật số 3: Người ta thắng không phải bởi vì mua cổ phiếu tốt mà là người đầu tư theo nguyên tắc

Bạn sẽ không có lãi vì cổ phiếu được các chuyên gia phân tích tung hô là tốt. Bạn chỉ kiếm được tiền nếu cổ phiếu bạn mua tăng giá. Bạn có thấy Warren Buffett hay William O’neil chỉ giải ngân khi tìm thấy cơ hội đầu tư đúng theo nguyên tắc của họ không. Một hệ thống đầu tư cổ phiếu luôn phải có 4 phần mà tôi hay gọi là CLGT cho dễ nhớ, viết tắt của Chiến lược đầu tư chung, Lọc cổ phiếu, Giao dịch và Theo dõi đầu tư. Cổ phiếu chỉ là một phần trong số đó.

Quy luật số 4: Nhưng nếu không mua cổ phiếu tốt sớm muộn bạn cũng sẽ rời cuộc chơi

Tôi từng chứng kiến nhiều người nhân đôi, nhân ba tài khoản chỉ sau vài tháng mua FLC, KLF, FIT, ROS… Nhưng gặp họ 2 năm sau đó, có những người mất sạch tiền đầu tư chứng khoán, phần đa lỗ nặng và không còn muốn nhắc đến chứng khoán. Và họ nói thị trường không minh bạch, thị trường không tốt.. những điều mà tôi không thấy họ nhắc đến khi kiếm được tiền từ cổ phiếu.

Quy luật số 5: Xu hướng thị trường là yếu tố quyết định

Rất nhiều cổ phiếu suy giảm khi thị trường chung đi xuống. Nhưng vấn đề là không phải tất cả đều phục hồi sau đó. Hãy xem các cổ phiếu dầu khí từ năm 2014 đến nay. Sau khi trải qua 9 tháng đầu năm 2014 thăng hoa, nhóm dầu khí đã lao dốc không phanh cho đến tận 2 năm sau đó. Ngoại trừ GAS, đa số các cổ phiếu dầu khí khác như PVD, PVC… đã không phục hồi, ngay cả khi thị trường vượt đỉnh 6 năm vào tháng 7/2016. Vì vậy, hãy chắc chắn bạn luôn quan sát thị trường chung và hành động kịp thời khi thi trường suy giảm.

22 quy luật được đúc rút sau những năm tháng chinh chiến trên TTCK
Xu hướng thị trường là yếu tố quyết định việc bạn có dễ kiếm lời hay không. Một thị trường đi xuống bạn sẽ gặp nhiều rủi ro hơn

Quy luật số 6: Người khổng lồ luôn để lại những dấu chân lớn

Bạn có để ý những phiên giao dịch mà cổ phiếu tăng mạnh với khối lượng giao dịch đột biến không? Đó có thể là dấu hiệu cổ phiếu được các tổ chức lớn mua vào. Vấn đề là với lượng tài sản lớn, họ không thể giải ngân chỉ trong 1 phiên, mà phải mua rải rác làm nhiều lần. Đó là lý do bạn thấy rất nhiều cổ phiếu dạng này tăng liên tục sau đó. Không một người khổng lồ nào có thể giấu được vết chân. Lợi thế của nhà đầu tư cá nhân có thể theo dõi dấu chân đó, đánh giá và đưa ra quyết định thật linh hoạt.

Quy luật số 7: Phân tích giỏi là tốt rồi, nhưng còn phải biết quyết định giỏi nữa

Điều duy nhất chắc chắn trên thị trường đó là không có gì chắc chắn. Phân tích có kỹ đến đâu thì vẫn luôn luôn có 20% xác suất sai. Hãy mạnh dạn ra quyết định vì chỉ cần đúng 6-7/10 lần giao dịch là bạn đã làm được điều mà 90% nhà đầu tư không làm được rồi.

Quy luật số 8: Thị trường luôn được dẫn dắt bởi một nhóm cổ phiếu, nhất định phải xác định được nhóm nào

Như thế này cho bạn dễ hình dung nhé: Mỗi đợt thị trường tăng sẽ được dẫn dắt bởi một nhóm cổ phiếu. Nhóm này tăng rất mạnh, tạo ra sự lan toả đến toàn thị trường để một vài nhóm cổ phiếu khác tăng theo – khi đó chỉ số cũng lên. Nhóm cổ phiếu dẫn dắt thường tăng gấp 3-4 lần thị trường chung. Tức là nếu thị trường tăng 20% thì nhóm này có thể tăng đến 70-80%. Nếu bạn xác định được nhóm cổ phiếu dẫn dắt, thì chí ít bạn cũng có thể kiếm được vài chục % theo nhóm dẫn dắt đó.

Quy luật số 9: Nhà đầu tư thành công đến mấy cũng phải trải qua nhiều lần cắt lỗ, quan trọng là họ lại đứng lên và đi tiếp

Cắt lỗ là chuyện bình thường, quan trọng là bạn có dám cắt lỗ không và sau khi cắt lỗ bạn còn có thể đầu tư tiếp hay không. Cá nhân tôi cũng đã trải qua nhiều lần cắt lỗ. Có đau không? Đau chứ! Đồng tiền đi liền khúc ruột mà. Có điều tôi chưa từng hối hận vì các quyết định cắt lỗ của mình. Bạn nên dừng lỗ khi cổ phiếu giảm đến mốc 5 – 7% tổng tài sản.

22 quy luật được đúc rút sau những năm tháng chinh chiến trên TTCK
Cắt lỗ là chuyện bình thường, quan trọng là bạn có dám cắt lỗ không và sau khi cắt lỗ bạn còn có thể đầu tư tiếp hay không

Quy luật số 10: Khi nhóm cổ phiếu dẫn đầu đạt đỉnh chính là lúc cân nhắc rời khỏi thị trường

Nhóm cổ phiếu dẫn dắt sẽ tăng đầu tiên và tạo hiệu ứng lan toả đến toàn thị trường. Nhóm cổ phiếu dẫn dắt này sẽ tăng khoảng 3- 6 tháng rồi bắt đầu điều chỉnh. Lúc này các nhóm cổ phiếu lan toả, nhóm Penny mới chỉ gần đạt đỉnh. Đây chính là lúc bạn cần rút khỏi thị trường vì chỉ 2 – 3 tuần, khi nhóm dẫn dắt đã đi xuống rõ ràng, các cổ phiếu cũng lần lượt đạt đỉnh và hiện tượng “xả hàng” sẽ diễn ra đồng loạt trên tất cả các nhóm cổ phiếu.

Quy luật số 11: Người ta mua bán theo cảm xúc, hay nói chính xác hơn là kỳ vọng nó tăng, không phải vì phân tích

Khi được giới thiệu một hệ thống đầu tư mới, thường có rất nhiều người quan ngại “Nhỡ ai cũng biết nó thì sao?”. Tôi thì không lo chuyện này lắm, kể cả tất cả mọi người cùng biết thì chỉ có 20% số đó là thực hiện, và chỉ một số ít là làm xuất sắc hệ thống đầu tư đó mà thôi. Đa số quyết định theo cảm xúc nên người ta cũng không mấy quan tâm đến hệ thống đầu tư ABC gì đó. Để một người có thể từ bỏ cảm xúc của mình để mua bán theo một hệ thống cứng nhắc, tiêu chuẩn là một quá trình dài và khó, thậm chí còn gian nan hơn so với tạo ra một hệ thống đầu tư hiệu quả. Người ta quyết định theo cảm xúc hơn là lý trí.

Quy luật số 12: Thị trường có tăng thì cũng có giảm, có cả đi ngang nữa

Đây là sai lầm của rất nhiều bạn mới đầu tư chứng khoán, tức là lúc nào cũng chỉ chăm chăm xem thị trường lên hay là xuống, để mà mua với bán. Thị trường còn có một trạng thái khác, đó là đi ngang, hay còn gọi là không có xu hướng rõ ràng (cụ thể là những phiên trong tháng 9/2017 và có thể cả tháng 10/2017). Đáng tiếc là giai đoạn này lại chiếm từ 30 – 40% thời gian trên thị trường. Đặc điểm dễ thấy nhất của giai đoạn này đó là cổ phiếu vừa lên được 1 – 2 phiên thì lại giảm. Bạn vừa mua xong thì giá nó xuống, đợi mấy phiên xong bán ra thì nó lại lên. Bạn bị lỗ không nhiều, nhưng lại liên tục quay vòng vì “nhìn đâu cũng tưởng ngon ăn”, khiến thị trường không giảm mà tài sản thì bay nhanh.

Quy luật số 13: Không phải cứ tin tức tốt hỗ trợ là cổ phiếu sẽ tăng

Khi cổ phiếu lên thì tin tốt tạo đà cho nó lên mạnh hơn. Còn khi cổ phiếu đã giảm thì có rất nhiều người kẹt hàng ở vùng giá cao, họ chỉ chờ cổ phiếu hồi lên một chút là họ bán ra. Tin tốt cũng không cứu được cổ phiếu là như vậy.

Quy luật số 14: Trong xu hướng giảm, khi nào thấy volume cạn kiệt là lúc nên cân nhắc theo dõi cổ phiếu đó

Cổ phiếu giảm tức là lượng bán nhiều hơn lượng mua. Khi volume cạn kiệt tức là không còn nhiều cổ phiếu được bán ra nữa, lượng cung không còn nhiều, nên theo dõi để sẵn sàng mua vào.

Quy luật số 15: Các nhịp tăng của thị trường luôn tuân thủ theo đúng 5 nhịp sóng Elliott: 3 nhịp tăng chính và 2 nhịp điều chỉnh

Có nhiều tranh cãi về tính ứng dụng và mức độ chính xác của sóng Elliott, đa phần là của những người không biết đếm sóng! Sóng Elliott chính xác và sẽ luôn hiệu quả trên tất cả các thị trường, các khung thời gian là do nó phản ánh chính xác các giai đoạn tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường: Từ bi quan, nghi ngờ, tự tin đến hưng phấn.

22 quy luật được đúc rút sau những năm tháng chinh chiến trên TTCK
Cá nhân tôi nhận thấy, Sóng Elliott chính xác và luôn hiệu quả trên tất cả các thị trường chứng khoán

Quy luật số 16: Một cổ phiếu khi đã thực sự tăng giá sẽ tăng từ 3 – 6 tháng liên tục vì vậy không việc gì phải vội vàng nếu nó chỉ vừa mới tăng

“Nhỡ nó tăng mất thì sao” là nỗi sợ của rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Lý do là họ không phân biệt được đâu là cổ phiếu tăng thực sự – đâu là cổ phiếu “ăn theo”. Một cổ phiếu tăng thực sự sẽ tăng từ 3 – 6 tháng. Còn một nhịp tăng của cổ phiếu ăn theo thì chỉ tầm 2 – 3 tuần là kết thúc. Bạn mua cổ phiếu ăn theo thì dù có mua sớm cũng chỉ lãi 7 – 10%. Còn mua đúng cổ phiếu hàng đầu thì có mua muộn cũng lãi 20 – 30% là chuyện bình thường.

Quy luật số 17: Người tham lam luôn muốn mua ở đáy và bán ra ở đỉnh, người có kinh nghiệm thì mua ở điểm an toàn (mua là sẽ tăng) và bán ra khi sắp đến đỉnh

Xin trích dẫn lời của Rothschild, một gia tộc tài chính thế lực mà bạn nào đọc “chiến tranh tiền tệ” đều biết. “Tôi thành công trên thị trường chứng khoán là nhờ không bao giờ cố mua ở đáy và bán ra ở đỉnh”. Khi thị trường tăng, người có kinh nghiệm thường mua khi chắc chắn xu hướng tăng và bán ra khi đã kiếm đủ lời. Hay còn gọi là “mua cao, bán cao hơn”.

Quy luật số 18: Người ta sẽ luôn tìm một lý do nào đó để biện minh cho việc cổ phiếu của bạn tăng hay là giảm. Đáng buồn là các lý do luôn được đưa ra khi cổ phiếu đã chạy mất rồi

“Sao mấy hôm nay con này tăng nhiều thế nhỉ?”; “Các nhà đầu tư lo ngại con khỉ của Tổng thống bỏ bữa nên đã bán tháo cổ phiếu!?”. Người ta bán ra vì người ta có lãi, người ta bán ra để cắt lỗ, người ta bán ra vì LO NGẠI mà không biết lo ngại cái gì! Không quan trọng là tin tức gì, lý do gì, bạn đừng đi tìm nguyên nhân làm giá thay đổi. Hãy xem xem liệu chính xác cổ phiếu tăng hay giảm và sẵn sàng cho các kịch bản có thể xảy ra.

Quy luật số 19: Khi nào mà ai cũng tin mua cổ phiếu nào đó nhất định sẽ có lời, thì nên cân nhắc bán chúng

Thị trường Việt Nam năm 2008 – khi chủ quán bia cũng dễ dàng kiếm lời sau vài ngày đầu tư, thì vài tháng sau thị trường đạt đỉnh, bước vào một thời kỳ đen tối. Bong bóng chứng khoán trung quốc 2015. P/E toàn thị trường lên đến 50, ngay cả bà bán rau cũng gom tiền chơi chứng khoán. Không có gì ngạc nhiên khi chỉ trong 4 tháng chỉ số Shanghai giảm đến 60% từ mức 5100 xuống chỉ còn 3000 vào tháng 10/2015. Khi ai cũng mua cổ phiếu thì bạn nên cân nhắc bán ra.

22 quy luật được đúc rút sau những năm tháng chinh chiến trên TTCK
Khi nào mà ai cũng tin mua cổ phiếu nào đó nhất định sẽ có lời, thì nên cân nhắc bán chúng

Quy luật số 20: Cổ phiếu có một khoảng thời gian gọi là “phân phối đỉnh”. Bạn phải bán cổ phiếu trong giai đoạn này trước khi quá muộn

Phân phối đỉnh là giai đoạn mà những người mua cổ phiếu giá thấp bán ra cho những người đến sau. Đặc điểm của giai đoạn này là giá không tăng nhưng volume rất lớn. Tức là rất nhiều cổ phiếu được trao tay giai đoạn này. Khi lượng này được trao tay hết, lượng cầu giảm đi cũng là lúc giá bắt đầu… tèo.

Quy luật số 21: Các cổ phiếu tăng nhiều nhất thường chứng kiến tăng trưởng kinh doanh đột biến trong năm đó

Điều này đã được thống kê qua nhiều năm lịch sử ở rất nhiều thị trường chứng khoán Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam. Các cổ phiếu thể hiện được mức lợi nhuận tăng liên tục trong 3 – 5 năm và chứng kiến mức lợi nhuận đột biến trong quý, thường nhận được sự quan tâm lớn của giới truyền thông tài chính cũng như các nhà đầu tư. Mỗi khi các cổ phiếu này vượt qua mốc đỉnh lịch sử của nó là lại có một vài bài báo thu hút nhiều sự chú ý. Đáng tiếc là đa số nhà đầu tư cảm thấy giá quá cao rồi và không dám mua vào.

Quy luật số 22: 21 quy luật trên có thể áp dụng trên tất cả các thị trường chứng khoán từ Mỹ đến Việt Nam

Các bạn cứ nghĩ là đầu tư ở nước ngoài minh bạch hơn, công nghệ cao hơn, lịch sử lâu đời hơn thì nó khác đầu tư chứng khoán Việt Nam. Thực ra ở nước ngoài nhiều cao thủ hơn, quy định cũng thoáng hơn nên là rất khắc nghiệt với newbie. Ví dụ: một cổ phiếu ở Mỹ có thể giảm 50% chỉ trong một ngày, rủi ro hơn Việt Nam rất nhiều bởi được khống chế biên độ tối đa 7% cho sàn HOSE và 10% cho sàn HAX-Index.\
---------------
27/1/2018

y òn stock investor

0869.800.694


EPS - EARNINGS PER SHARE - LÃI CƠ BẢN TRÊN 1 CỔ PHIẾU

EPS - EARNINGS PER SHARE - LÃI CƠ BẢN TRÊN 1 CỔ PHIẾU



EPS và P/E có ý nghĩa thế nào trong đầu tư? 

Tôi muốn biết P/E và EPS là chữ viết tắt của thuật ngữ gì, và các thuật ngữ này có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư chứng khoán. 

Trả lời: 

EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. 

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức: 

EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông. 

Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông. 

EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên. 

Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác
----------------
y òn stock investor
0869.800.694

Margin là gì? Sử dụng margin như thế nào cho hiệu quả và tránh rủi ro /0869800694

Nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hiểu, hoặc chưa biết tối ưu hóa việc sử dụng đòn bẩy tài chính hay còn gọi là margin. Vậy Margin là gì? Sử dụng margin như thế nào cho hiệu quả và tránh rủi ro luôn là câu hỏi lớn đối với cả những người mới đầu tư chứng khoán cũng như những người có tham gia TTCK lâu năm.

Đòn bẩy tài chính – hay còn gọi là margin có khả năng mang lại các khoản lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư (NĐT), nhưng chỉ áp dụng khi thị trường cũng như cổ phiếu bước vào sóng tăng và chỉ nên sử dụng nhanh trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng công cụ này như thế nào để hiệu quả và tránh được rủi ro.
Margin hay còn gọi là giao dịch ký quỹ, là một trong những sản phẩm dịch vụ của các công ty chứng khoán (CTCK) cung cấp vốn cho các NĐT chứng khoán. Margin là thuật ngữ về việc dùng đòn bẩy tài chính trong đầu tư chứng khoán. Đây là dịch vụ cung cấp bởi CTCK, cho phép NĐT vay tiền để mua số lượng cổ phiếu có giá trị lớn hơn giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư có trong tài khoản chứng khoán.

Margin có khả năng mang lại các khoản lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư nếu biết dùng và dùng đúng cách.
Nhà đầu tư được vay bao nhiêu tiền? Tỉ lệ đòn bẩy là bao nhiêu?

Số tiền NĐT đựợc vay tuỳ thuộc vào cổ phiếu NĐT đang nắm giữ, tuỳ thuộc vào từng thời điểm, tuỳ thuộc vào từng CTCK. Theo đó mà tỉ lệ đòn bẩy cũng sẽ khác nhau.

Ví dụ nếu NĐT đang có tài sản là 100 triệu (cả cổ phiếu và tiền), CTCK cho phép NĐT mua đến 150 triệu, như vậy tỉ lệ đòn bẩy là 1:1.5. Nếu CTCK cho phép NĐT mua đến 200 triệu, thì tỉ lệ đòn bẩy là 1:2 và nếu CTCK cho phép NĐT mua đến 300 triệu, như vậy NĐT có được tỉ lệ đòn bẩy là 1:3.

Với những cổ phiếu tốt nhất trên thị trường hiện giờ thì Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng chỉ cho phép CTCK cho NĐT vay với tỉ lệ 50%, tức là NĐT có thể sử dụng tỉ lệ đòn bảy tối đa là 1:2. Tuy nhiên, một số CTCK có thể lách luật cho phép NĐT sử dụng tỉ lệ đòn bảy cao hơn lên đến 1:3, thậm chí 1:4 khi NĐT mua những cổ phiếu tốt mà CTCK có thể kiểm soát được rủi ro.

Để kiểm soát được rủi ro đối với khoản tiền cho NĐT vay thì CTCK sẽ thay đổi chính sách cho vay của mình tùy từng thời điểm. Thị trường tốt cho vay nhiều hơn, thị trường xấu cho vay ít hơn. Hoặc cổ phiếu có thông tin xấu bất thường cũng sẽ bị thay đổi tỉ lệ cho vay.

Điều gì xảy ra khi đang dùng margin mà giá cổ phiếu biến động mạnh?

Khi cổ phiếu tăng giá: Nếu NĐT đang dùng margin mà cổ phiếu tăng giá thì NĐT sẽ có lợi nhuận nhiều hơn, đồng thời giá trị tài sản ròng tăng lên. NĐT có thể tiếp tục được mua thêm cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận nhanh hơn.

Ví dụ, nếu bạn có 100 triệu, được CTCK cho dùng tỉ lệ đòn bẩy tối đã là 1:2 để mua lượng cổ phiếu VCB có giá trị 200 triệu. Nếu bạn mua cổ phiếu VCB mà khi mua xong tăng lên 10%, bạn sẽ lãi thêm 20 triệu, lãi 2 lần so với việc không dùng margin. Giá trị tài sản ròng lúc này là 120 triệu. Với giá trị tài sản ròng 120 triệu, bạn có thể mua thêm lượng cổ phiếu VCB trị giá 20 triệu nữa, lượng cổ phiếu VCB sở hữu mới có giá trị 240 triệu.

Nếu giá cổ phiếu VCB tiếp tục tăng thêm 10% nữa thì bạn có thêm 24 triệu lợi nhuận, giá trị tài sản ròng là 142 triệu, sinh lời 42% so với 100 triệu ban đầu. Như vậy, cổ phiếu VCB tăng giá 20% nhưng tài sản NĐT đã sinh lời tới 42%.


Tỷ lệ cho vay margin phụ thuộc vào từng công ty chứng khoán và phải được UBCK cho phép 

Khi cổ phiếu giảm giá: Nếu bạn đang sử dụng margin mà cổ phiếu giảm giá thì lúc này giá trị tài sản ròng sẽ giảm rất nhanh, tương ứng với tỉ lệ đòn bẩy mà bạn đang sử dụng. Nếu bạn dùng tỉ lệ đòn bẩy 1:2 thì sẽ lỗ gấp 2 lần bình thường, dùng tỉ lệ đòn bảy 1:3 thì sẽ lỗ gấp 3 lần bình thường.
Khi giá trị tài sản ròng bị giảm, CTCK sẽ yêu cầu bạn thực hiện việc bổ sung thêm tài sản đảm bảo là tiền hoặc cổ phiếu chuyển từ nơi khác về. Nếu bạn không bổ sung thêm tài sản đảm bảo thì sẽ phải bán bớt cổ phiếu ra để giảm tiền vay, đưa tỉ lệ đòn bẩy về đúng quy định của CTCK. Đây cũng chính là khái niệm Margin Call mà NĐT sử dụng margin sẽ phải đối mặt, khi đầu tư chứng khoán trong giai đoạn thị trường hay cổ phiếu điều chỉnh.

Rủi ro nhà đầu tư phải đối mặt khi dùng margin?

Khi NĐT dùng margin, đặc biệt là dùng margin với tỉ lệ đòn bẩy cao thì rủi ro bị thua lỗ lớn, thậm chí cháy tài khoản mất hết tiền đầu tư, bởi các lý do sau đây:
Áp lực khi dùng margin: Việc dùng margin sẽ gây ra áp lực rất lớn đến NĐT.
Áp lực phải trả lãi margin: Phí vay tiền của các CTCK ở mức khoảng 14%/1 năm, nếu NĐT đầu tư bằng tiền vay thì phải có lợi nhuận cao hơn con số đó thì mới có lãi.
Áp lực khi cổ phiếu giảm giá: Như đã phân tích ở trên, nếu dùng margin mà giá cổ phiếu giảm giá thì sẽ lỗ nhanh hơn nhiều khi chỉ đầu tư bằng tiền của mình.
Áp lực khi bị margin call: Khi cổ phiếu giảm giá, NĐT được yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo, việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng với NĐT. Vì đa phần NĐT đã sử dung hết khả năng tài chính rồi thì mới đi vay. Tất cả những áp lực trên sẽ gây tác động lớn đến tâm lý và hành vi của NĐT. Và rất nhiều NĐT đã không còn sáng suốt xử lý khi bị margin call dẫn đến thiệt hại lớn trong đầu tư.
CTCK hạ tỉ lệ cho vay: Đây cũng là một việc NĐT dễ gặp phải trong quá trình đầu tư. Để quản lý rủi ro đối với khoản tiền cho NĐT vay thì CTCK sẽ hạ tỉ lệ margin ở mã cổ phiếu có thông tin xấu. Việc hạ tỉ lệ margin và thông tin xấu cộng hưởng lại có thể làm giá cổ phiếu giảm rất sâu dẫn đến thiệt hại lớn cho NĐT.
Ngoài ra, có những khách hàng sở hữu hàng triệu cổ phiếu, nhưng khi bị CTCK hạ tỉ lệ margin hoặc cắt margin không cho vay nữa, phải bán một lượng lớn cổ phiếu ra thị trường đã làm ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu. Ví dụ như trong năm 2016 vừa rồi, rất nhiều cổ phiếu giảm giá đến 90% vì bị CTCK cắt margin, điển hình như CDO, HAG, TTF, FID, HQC,…

Sự khác biệt lớn giữa việc đầu tư dùng margin và không dùng margin

Khi dùng margin, NĐT chọn đúng cổ phiếu thì sẽ gia tăng lợi nhuận nhanh chóng, đó là tác dụng của margin. Còn trong trường hợp cổ phiếu giảm giá NĐT sẽ thấy sự khác biệt lớn sau đây:
– Nếu giá cổ phiếu giảm, sẽ dẫn đến margin call, đa phần NĐT không có thêm tiền nộp vào, sẽ phải bán bớt cổ phiếu đi. Như vậy, khi giá cổ phiếu tăng trở lại mức giá cũ thì vì nhà đàu tư không sở hữu đủ lượng cổ phiếu như ban đầu nên giá trị tài sản ròng cũng không trở về giá trị như ban đầu. Nếu không dùng margin thì giá cổ phiếu giảm sẽ không bị margin call, lượng cổ phiếu vẫn giữ nguyên, khi giá tăng trở lại giá mua ban đầu thì vốn đầu tư sẽ trở lại giá trị ban đầu.
– Nếu giá cổ phiếu giảm rất mạnh, dẫn đến cháy tài khoản, tức là nhà đầu tư đã mất hết tài sản trong tài khoản, Như vậy sẽ không có cơ hội gỡ lại vốn ban đầu khi giá cổ phiếu tăng trở lại. Còn nếu không dùng margin thì giá cổ phiếu có giảm bao nhiêu đi chăng nữa, thì lượng cổ phiếu nắm giữ vẫn như vậy, khi cổ phiếu tăng giá trở lại thì tài sản ròng sẽ tăng theo.


Khi dùng margin, NĐT chọn đúng cổ phiếu thì sẽ gia tăng lợi nhuận nhanh chóng, đó là tác dụng của margin

Ai và khi nào thì nên dùng margin?

Có câu: “Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro” – “High risk, high return”. Việc dùng margin có nhiều rủi ro và đa phần thua lỗ lớn trong đầu tư chứng khoán đến từ việc dùng tiền vay. Cho nên, dùng margin chỉ thích hợp với những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn, quản trị rủi ro tốt và đặc biệt phải tuân thủ kỷ luật đề ra. Và để chiến thắng trong việc dùng margin thì phải là NĐT có nhiều kinh nghiệm. Với NĐT mới, chúng tôi có lời khuyên chân thành là không nên dùng margin. Ngay cả với những NĐT chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm cũng cần cân nhắc kỹ về thời điểm dùng margin.
Dùng margin chỉ thích hợp cho việc đầu tư ngắn hạn, đánh nhanh rút nhanh, giúp gia tăng lợi nhuận khi NĐT nhận thấy thị trường đang bước vào một đợt tăng giá mới kéo dài từ 1 đến vài tháng. Và việc chọn cổ phiếu để dùng margin cũng cần phải phân tích rất kỹ để hạn chế rủi ro.
Có nhiều NĐT mặc dù kiến thức phân tích rất tốt, kinh nghiệm rất nhiều nhưng không có kinh nghiệm quản trị rủi ro, lại dùng margin cao cho việc đầu tư dài hạn. Họ dùng margin cao để trading (mua/bán) liên tục cả năm hoặc dùng margin cao để đầu tư cổ phiếu dài hạn (từ 1 đến vài năm). Và kết quả cho đến nay đều không thật sự thuyết phục.

Sử dụng margin như thế nào cho hiệu quả và tránh rủi ro

Để sử dụng margin một cách hiệu quả, NĐT cần lưu ý một số bước cơ bản sau:
Bước 1: Lựa chọn cổ phiếu
Tiêu chí đầu tiên để lựa chọn cổ phiếu đối với chiến lược này là thanh khoản. Tất nhiên, thanh khoản cao mới thuận tiện trong việc đóng trạng thái margin về mức an toàn.
Tiêu chí thứ 2 là các cổ phiếu phải có yếu tố cơ bản nội tại tốt vì nhóm này thường được cấp tỷ lệ Margin cao.
Tiêu chí thứ 3 là các cổ phiếu đang trong thời kỳ tăng trưởng hoặc những cổ phiếu mang tính dẫn dắt thị trường.
Bước 2: Thực hiện giao dịch
Đầu tiên NĐT sử dụng vốn tự có của mình để mua cổ phiếu, sau T+3 hàng về tài khoản và giá cổ phiếu tăng lên so với giá mua ban đầu (danh mục đang lãi). Khi đó, nhà đầu tư quan sát cổ phiếu và bắt đầu sử dụng margin để mua thêm khi cổ phiếu tăng đúng như nhận định nhằm gia tăng lợi nhuận. Điều quan trọng nhất là phải mua đúng nhịp sóng bắt đầu tăng, tuyệt đối không mua khi giá đã tăng quá nhiều so với nền tảng của giá cổ phiếu đó.
Thông thường, để hỗ trợ các quyết định mua bán này nhà đầu tư thường dựa vào các chỉ báo trong phân tích kỹ thuật để ra quyết định.
Nếu giá cổ phiếu giảm thì bán ngay danh mục ban đầu của mình để đóng trạng thái margin. Nếu giá cổ phiếu tiếp tục tăng thì giá trị tài sản ròng của NĐT tăng lên, do đó, các công ty chứng khoản sẽ cung cấp thêm hạn mức cho khách hàng và tiếp tục sử dụng margin để mua vào.
Lúc này có thể mua vào các cổ phiếu cơ bản khác trong danh mục của mình mà chưa tăng giá. Sau khi thị trường hoặc cổ phiếu có dấu hiệu đảo chiều, danh mục margin gần với ngưỡng call (giải chấp) hoặc tài khoản bị call là thời điểm các NĐT theo chiến lược này thực hiện chốt lời đưa margin về ngưỡng an toàn.

Margin là gì? sử dụng margin như thế nào cho hiệu quả và tránh rủi ro
Sử dụng margin giống như sử dụng con dao, nếu biết dùng margin sẽ đem lại lợi nhuận rất cao, nhưng ngược lại cũng làm cho “cháy” tài khoản nhanh nhất.

Bước 3: Xử lý margin sao cho hiệu quả và tránh rủi ro
Tuyệt đối không dùng margin bắt đáy, không dùng margin khi thị trường hoặc cổ phiếu đi ngang và tuyệt đối không dùng tiền margin để mua đuổi cổ phiếu khi mã đó đã tăng quá nhiều. Tất cả những tín hiệu này đều cần phải sử dụng phân tích kỹ thuật và kinh nghiệm để nhận biết.
Tuyệt đối phải tuân thủ kỷ luật an toàn vốn là hàng đầu, vậy nên không được để lòng tham lấn át khi mà cổ phiếu đã qua vùng đỉnh mà không chốt lãi hạ margin và không dùng margin bắt đáy khi cổ phiếu chưa tạo đáy xong.
Chỉ sử dụng margin cho chiến lược đầu tư ngắn hạn và chỉ kích hoạt margin khi nhận thấy cổ phiếu vào kênh tăng giá trong bối cảnh thị trường chứng khoán thuận lợi.
Tóm lại, việc dùng margin sẽ giúp gia tăng lợi nhuận nhanh chóng khi cổ phiếu tăng giá. Nhưng ngược lại cũng làm cho tài sản của NĐT mất đi nhanh hơn khi cổ phiếu giảm giá, nó giống như con dao hai lưỡi, nếu không biết dùng sẽ là cách “đốt” tài khoản “cháy” nhanh nhất. NĐT khi đã có nhiều kinh nghiệm thì mới cân nhắc việc dùng margin và chỉ dùng margin trong những thời điểm thị trường thuận lợi.
Chúng tôi, với 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, cũng như kinh nghiệm quản trị rủi ro trong quản lý tài khoản ủy thác, chúng tôi đã đút rút ra quá nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư chứng khoán (margin). Đối với việc quản lý tài khoản ủy thác, hầu như chúng tôi rất hạn chế sử dụng dịch vụ này cho danh mục đầu tư trung và dài hạn, có chăng chỉ là những lúc thị trường hoặc mã chứng khoán nào đó trong danh mục vào sóng tăng thì mới kích hoạt margin, nhưng ở mức kiểm soát tốt.
Đối với các nhà đầu tư thiếu kiến thức và kinh nghiệm về chứng khoán, hoặc không có thời gian thu thập, nghiên cứu thông tin, không am hiểu TTCK…, thì thường nhà đầu tư nhỏ lẻ chọn hình thức ỦY THÁC ĐẦU TƯ  với chúng tôi để rủi ro trên thị trường. Chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác với tất cả các nhà đầu tư nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

05 sai lầm mất tiền khi đầu tư chứng khoán

Cách chơi chứng khoán để có lời, bất kỳ việc gì đều có bí quyết. Cùng tìm

 hiểu bí quyết tránh rủi ro và đầu tư chứng khoán thông minh hơn trong 

thị trường chứng khoán.


SAI LẦM 1: MUỐN KIẾM LỜI NHANH

Hiện nay, biên độ dao động giá hàng ngày của các cổ phiếu niêm yết tại HOSE là 7%/ngày, HNX là 10%. Như vậy, về lý thuyết, một nhà đầu tư giỏi có thể kiếm được 7% đến 10% lợi nhuận mỗi ngày. (Một số trường hợp cá biệt, có thể tận dụng dao động mạnh của cổ phiếu mà kiếm 14% – 20% chỉ trong một ngày).Điều đó đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có thể kiếm được 140% – 200% lợi nhuận mỗi tháng trong thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, thực tế không dễ dàng như vậy. Bạn càng trở nên THAM LAM, tức là lúc bạn càng gần với sự THUA LỖ. Rất nhiều người “ngây thơ” đặt mục tiêu lợi nhuận hàng năm lên đến vài trăm phần trăm, thập chí hơn một nghìn phần trăm. Không khác gì những con thiêu thân lao vào sới bạc.
Vài người trong số họ, thực hiện được kế hoạch đó trong 1 hoặc 2 năm…Sau đó họ khánh kiệt hoàn toàn, thậm chí nợ nần chồng chất. Giống như bạn cố hết sức của mình để chạy và nhanh nhất trong 100m đầu tiên, và sau đó bạn về cuối cùng trong cuộc thi marathon cự ly 40km.
Năm 1957, Warren Buffett bắt đầu tự nghiệp huyền thoại của mình với công ty đầu tư Buffett Associates. Và 58 năm sau, ông trở thành người giàu nhất giới đầu tư chứng khoán, và giàu thứ hai thế giới với khối tài sản trị giá 72 tỷ đô la Mỹ. Con số kim cương mà rất nhiều người giàu mơ ước, là tỷ suất lợi nhuận mà Buffett đã tạo ra bền vững trong dài hạn là 22%/ NĂM.
Bạn lưu ý rằng tôi nhấn mạnh cụm từ “BỀN VỮNG TRONG DÀI HẠN” nhé.
Vì vậy, hãy quên đi các MỤC TIÊU lợi nhuận “THƠ NGÂY” nếu có, và hướng mục tiêu lợi nhuận từ đầu tư của Bạn vào sự bền vững và khoa học.
Nếu cứ mãi đuổi hoa bắt bướm, và phiên lưu với những con số siêu lợi nhuận đến kỳ quặc, chẳng chóng thì chày bạn sẽ “NẾM ĐÒN” của Ngài Thị Trường.

SAI LẦM 2: DỰ ĐOÁN THỊ TRƯỜNG

Điều hão huyền nhất trong đầu tư là tin rằng mình có thể “DỰ ĐOÁN” được thị trường sẽ tăng hay giảm. Các nhà đầu tư cá nhân thường có xu hướng rất thích dự đoán.Và được nghe dự đoán. Tôi thường nói với các học viên của mình rằng: “nếu có ai đó nói với Anh/Chị rằng họ biết chính xác thị trường sẽ tăng hay giảm… Hãy cảm ơn họ và ĐỪNG BAO GIỜ TIN VÀO ĐIỀU ĐÓ”.
Ngay cả Warren Buffett hay George Soros cũng thừa nhận rằng không thể dự đoán thị trường. Liệu chúng ta có tài giỏi hơn 2 huyền thoại sống này?

SAI LẦM 3: KHÔNG CHỊU HỌC HỎI

Việc kinh khủng nhất mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày ở thị trường mua bán chứng khoán này, là hàng chục nghìn người sẵn sàng TRẢ HỌC PHÍ cho Ngài Thị Trường với cái giá đắt gấp hàng nghìn lần, hàng vạn lần so với việc đầu tư cho tri thức của chính mình. Rất nhiều người thà mua bán cổ phiếu và thua lỗ vài tỷ, vài chục tỷ đồng mà nhất quyết không chịu đầu tư 10 triệu, 20 triệu để đi học về đầu tư chứng khoán !
Hãy tìm những người đầu tư thành công xung quanh mình và học hỏi họ. Bạn cũng có thể đầu tư tiền để mua sách chứng khoán về và tự nghiên cứu. Sự học hỏi không bao giờ là thừa, đầu tư cho tri thức của bản thân mình luôn là sự đầu tư khôn ngoan nhất.

SAI LẦM 4: TẬP TRUNG VÀO GIÁ CẢ HƠN GIÁ TRỊ

Trong ngắn hạn, thị trường chứng khoán sẽ biến động theo quy luật… NGẪU NHIÊN.
Đôi khi bạn sẽ thấy thị trường cực kỳ PHI LOGIC. Chẳng hạn thông tin công bố GDP tăng trưởng rất tốt, thị trường chứng khoán lại giảm mạnh ?
Hay giá xăng tăng, thị trường chứng khoán giảm và sau đó giá xăng giảm thị trường… vẫn cứ giảm tiếp ?
Doanh nghiệp ra báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh thu lỗ nặng, mà giá cổ phiếu cứ tăng liên tục ?
Vì sao như vậy ? Trong ngắn hạn thị trường biến động gần như hoàn toàn biến động theo tâm lý của dòng tiền. Cuộc chơi ngắn hạn: TIỀN LÀ VUA. Nhà đầu tư cá nhân thường chỉ nắm giữ một lượng tiền nhỏ, và yêu cầu giá cả thị trường biến động theo ý nghĩ của mình là ĐIỀU KHÔNG TƯỞNG.
Cho nên, nếu bạn cứ nhìn vào biến động GIÁ của thị trường hay cổ phiếu để giao dịch, Bạn không thể tạo được thành quả lâu bền.Vậy muốn tạo dựng một hệ thống đầu tư tạo lợi nhuận bền vững, thì điều gì là quan trọng nhất?
TIN VUI RẰNG ĐÓ KHÔNG CÒN LÀ ĐIỀU BÍ MẬT
Warren Buffett đã hướng dẫn điều này một cách không thể dễ hiểu hơn:
HÃY MUA 1 CÁI GÌ ĐÓ GIÁ TRỊ 1 $ VỚI GIÁ CHỈ 50 CENT
GIÁ CẢ là số tiền mà bạn bỏ ra, và GIÁ TRỊ là cái mà bạn nhận được.
Ví dụ, vào tháng 7/2014, chúng tôi nhận thấy cổ phiếu MPC xứng đáng với mức giá 120.000 đ/CP trong khi GIÁ CẢ của MPC chỉ hơn 37.000 đ/CP. Sau đó chúng tôi tiến hành mua và 5 tháng sau đó bán ra với giá trên 90.000 đ/CP.
Vào thời điểm tôi viết những dòng này, đang có nhiều cơ hội tương tự đang chờ đón bạn. Chỉ cần tìm mua những cổ phiếu đáng giá 100 đồng, và mua chúng ở dưới mức đó. Công thức đầu tư thành công thực sự cực kỳ đơn giản.

SAI LẦM 5: CẢM XÚC

Hãy lưu ý, tất cả những điều bạn biết, không có nghĩa là bạn sẽ HÀNH ĐỘNG đúng như vậy !
Công thức thành công: SUY NGHĨ > CẢM XÚC > HÀNH ĐỘNG = KẾT QUẢ.
Nhân tố tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến HÀNH ĐỘNG của bạn là CẢM XÚC.
Bạn biết rõ điều gì là an toàn, bền vững, nhưng CẢM XÚC mách bảo bạn rằng hãy phiêu lưu đi, MẠO HIỂM ĐI!
Đêm hôm trước, bạn đã nghiên cứu, kết luận rằng ngày hôm sau sẽ mua VNM. Ngày hôm sau, bạn vào sàn chứng khoán và thấy rất nhiều người lao vào mua THV như thể đó là cơ hội cuối cùng vậy. Cô nàng CẢM XÚC lại thỏ thẻ bên tai bạn. Thế là bạn mua THV, để rồi 06 tháng sau nó giảm giá 70% và rời khỏi sàn HOSE trong khi VNM tăng giá 50%!
Bí quyết là gì?
Hãy kiểm soát và huấn luyện cảm xúc của chúng ta.
Bạn có thể kết bạn với những nhà đầu tư thành công để học hỏi từ họ, tham gia các CLB, nhóm đầu tư có tư duy và cảm xúc đầu tư tốt, tham gia các lớp học về chứng khoán, đọc sách của những nhà đầu tư thành công, nghĩ về các phương pháp đầu tư hiệu quả đã được học trước khi enter lệnh mua/bán…
Ngoài ra, thiền định hay yoga cũng có những tác dụng rất tốt giúp bạn sáng suốt hơn trước mỗi quyết định đầu tư.

Thêm 05 sai lầm mất tiền trong đầu tư chứng khoán

Để có thể thành công trong đầu tư chứng khoán, bạn cần học hỏi và trở 

thành cao thủ của một trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả đã được

 kiểm chứng. Khi đã nắm rõ trường phái đầu tư hiệu quả rồi, thì bạn sẽ sở

 hữu cả tư duy, kiến thức, và kỹ năng cần thiết để triển khai thực hiện đầu

 tư theo trường phái đó. Bạn sẽ dùng đó như một chiếc la bàn định hướng

, giúp bạn đi đúng hướng đến được nơi bạn cần đến. Nơi đó mang tên sự

thịnh vượng tài chính của bạn. Sau đây là những sai lầm dễ mắc phải cho 

những người mới tìm hiểu về chứng khoán.


Sai lầm 06: Đổ lỗi

Đặc điểm của các nhà đầu tư ở cấp độ thấp nhất là họ thường xuyên bị thua lỗ và họ sẵn sàng đổ lỗi cho bất cứ ai, bất cứ điều gì mà họ cho rằng là nguyên nhân gây nên sự thua lỗ của họ. Vâng, lỗi tại bất cứ ai, bất cứ điều gì miễn là không phải bản thân họ. Những người này thực sự rất đáng thương, bởi vì họ sẽ là lớp người “cống hiến” dài hạn trên TTCK.
Nếu bạn đang bị thua lỗ, và lỗi ở khắp mọi nơi, miễn là không phải do bạn. Vậy thì bạn chẳng có lỗi gì cả. Nếu không có lỗi gì, bạn không cần phải điều chỉnh, sửa đổi gì. Nếu không có gì cần sửa đổi, thì tư duy, suy nghĩ, thói quen, hành động sẽ lặp lại  theo mô thức cũ. Và nếu hành động theo mô thức cũ thì kết quả vẫn sẽ… như cũ. Đó là một vòng tròn lặp đi lặp lại.
Một điều rất thú vị ở thị trường chứng khoán, là những nhà đầu tư ở cấp độ này, dù tổng quan trong thời gian dài là thua lỗ, nhưng trong ngắn hạn một vài tháng họ có thể có những thương vụ có lời. Và thậm chí có những thương vụ thắng rất to, nhân tài khoản lên vài lần. Khi đó họ cho rằng kết quả đấy là do họ giỏi. Nhưng kỳ thực, bản chất là họ thắng mà không hiểu tại sao họ thắng, họ thua mà không hiểu tại sao mình thua.
Chính những thương vụ thắng lợi ấy, cùng với thâm niên tham gia thị trường, sự rành rẽ rất nhiều những ngõ ngách lung tung khác… lại ngày càng bồi bổ thêm cho cái tôi của họ. Và khi đó, cái vòng tròn luẩn quẩn của chu trình phía trên ngày càng trở nên chắc chắn. Nó xoay liên tục, hết năm này sang năm khác, họ luôn luôn đúng, và họ luôn luôn thua lỗ.
Tôi đã chứng kiến nhiều nhà đầu tư thâm niên hơn 10 năm, nhưng họ không thể thoát ra chu trình ấy. Rất nhiều người, có lẽ cả đời vẫn không thể thoát ra khỏi lối mòn đó.
Cách tốt nhất để thoát ra khỏi tình trạng này là hãy ý thức rằng mình chịu trách nhiệm 100% đối với mọi kết quả mà mình nhận được. Khi đó, cho dù bạn thông hiểu mọi thứ (chính xác là bạn tự cho rằng mình thông hiểu mọi thứ) nhưng kết quả thua lỗ vẫn có thể xảy đến. Vậy nên cần ý thức rõ ràng rằng chúng ta phải thay đổi để kết quả sắp tới sẽ tốt đẹp hơn.

Sai lầm 07: Không có phương pháp đầu tư rõ ràng

Một sai lầm rất quan trọng và phổ biến khác là không có phương pháp đầu tư rõ ràng. Việc này giống như bạn tham gia một trận chiến, và người khác được trang bị đầy đủ áo giáp, vũ khí trong khi bạn thì chỉ mỗi áo thun và quần sọc. Hoặc như tham gia một trận đấu võ đài với một cao thủ Kung Fu trong khi bạn thì béo ú và chưa hề tập võ ngày nào.
Hầu hết những nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam hiện nay đều mắc phải sai lầm này. Hoặc là họ không có phương pháp đầu tư nào cả, hoặc là họ tìm hiểu hết phương pháp này đến phương pháp khác mà kết quả chẳng tới đâu, và cuối cùng có thể họ lại tự rút ra những bài học “rất nguy hại” cho riêng mình. Bạn không nghe nhầm đâu! Họ nộp học phí cho Ngài thị trường, và tự rút ra những bài học sai lầm, để rồi sau đó lại nộp học phí nhiều hơn…
Để có thể thành công trên thị trường chứng khoán, bạn cần học hỏi và trở thành cao thủ của một trường phái đầu tư chứng khoán hiệu quả đã được kiểm chứng. Khi đã nắm rõ trường phái đầu tư hiệu quả rồi, thì bạn sẽ sở hữu cả tư duy, kiến thức, và kỹ năng cần thiết để triển khai thực hiện đầu tư theo trường phái đó. Bạn sẽ dùng đó như một chiếc la bàn định hướng, giúp bạn đi đúng hướng đến được nơi bạn cần đến. Nơi đó mang tên sự thịnh vượng tài chính của bạn.

Sai lầm 08: Không giữ vững nguyên tắc đầu tư


Một số nhà đầu tư sau khi đã chọn đúng trường phái đầu tư, có sự am hiểu nhất định về hệ thống đó. Tuy nhiên khi thực hành thực tế, họ lại hành động một cách “không đúng bài”. Đây không hẳn hoàn toàn là lỗi của họ. Một phần là do thị trường chứng khoán vốn dĩ có quá nhiều cám dỗ, quá nhiều cạm bẫy, quá nhiều lý lẽ…
Ngài Warren Buffett, nhà đầu tư lỗi lạc nhất thế giới đương đại chỉ ra 02 nguyên tắc đầu tư sống còn:
Nguyên tắc 01: không bao giờ được để mất tiền
Nguyên tắc 02: không bao giờ quên nguyên tắc 01
Mọi nhà đầu tư chứng khoán đều sẽ sung sướng đến phát điên nếu họ chỉ thành công bằng 1/100 của ngài Buffett. Họ chỉ cần sở hữu được 1/100 hoặc 1/1000 của khối tài sản hơn 60 tỷ USD đã là mơ ước lắm rồi. Ấy vậy mà khi W.Buffett khuyên họ không được để mất tiền, thì họ lại cố gắng chạy theo những chiếc bánh vẽ siêu lợi nhuận bất chấp rủi ro mất tiền là không thể lường trước được.
Đôi khi họ có thể thắng 1-2 thương vụ rất đậm, nhưng họ không ý thức được rằng đó là cái bẫy cực kỳ nguy hiểm mà họ sẽ phải trả giá về sau. Hãy nghĩ về ma túy, sung sướng nhất thời và một đời lụn bại.

Sai lầm 09: Trở nên quá tự tin khi đang chiến thắng

Đây là sai lầm hay mắc phải của những nhà đầu tư đã liên tục chiến thắng trong khoảng 06 tháng đến 05 năm trong thị trường. Đôi khi, chính sự tự tin ấy sẽ đưa bạn xuống đáy vực đấy.
Tôi biết có một người, anh ta đã học hỏi lên tục, thực hành rất nhiều và nhân tài khoản của mình lên 1000 lần trong 03 năm từ năm 2006 – 2009. Thời điểm giữa 2009, anh ta nghĩ rằng mình là một thiên tài đầu tư chứng khoán, tự tin vô cùng. Và sau đó không lâu, chỉ trong 01 tháng, với 01 thương vụ bất thành, anh ta đã thua lỗ toàn bộ tiền của mình và còn thiếu nợ lại một khoản nữa. Tay này khá chậm tiêu, vì mãi 06 tháng kế tiếp nữa hắn mới nhận thức được mình không  phải là thiên tài, mà chính xác là THIÊN TAI. Mãi đến lúc phá sản hoàn toàn, anh ta mới ý thức rằng mình chỉ là một hạt cát bé tí so với cả một dãy núi hùng vĩ mang tên Warren Buffett.
Để học được bài học này, tôi mất 08 năm. Bạn ít ra nên dành 08 phút để suy ngẫm về nó.

Sai lầm 10: Không kiên trì

Rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra…
  • Một nhà đầu tư chọn được cổ phiếu ABC rất tốt, định giá 30 đồng/cổ phiếu, giá thị trường chỉ 20 đồng/cổ phiếu. Anh ta vui vẻ mua vào, chờ đợi 06 tháng và cổ phiếu không tăng giá, dù hoạt động kinh danh của doanh nghiệp rất thuận lợi. Cuối cùng anh ta bán ra với giá 15 đồng/cổ phiếu. Sau đó 03 tháng, cổ phiếu này tăng lên 45 đồng/cổ phiếu.
  • Một nhà đầu tư, đã tìm được cho mình một trường phái đầu tư tốt. Anh ta nhiệt tình thực hành theo trường phái ấy 06 tháng, nhưng nhìn lại thành quả chẳng là bao nhiêu. Anh ta chỉ kiếm được 10% lợi nhuận trong 06 tháng. Tuy nhiên anh bạn cùng cơ quan anh ta có thể kiếm được 10% mỗi tuần. Sau đó anh ta chuyển sang làm theo anh bạn cùng cơ quan. Năm sau tôi hỏi lại, nghe đâu 02 người mỗi người mất tiền 4-5 tỷ. Còn những người áp dụng phương pháp ban đầu thì rất đều, năm nào cũng 20% – 50% lợi nhuận. Có những trường hợp cá biệt kiếm > 100% lợi nhuận/năm.
Bí quyết: Điều quan trọng không phải là bao nhiêu tiền. Điếu quan trọng là hệ thống đầu tư của bạn bền vững như thế nào!

 Một số sai lầm khác:
  • Dùng margin quá nhiều tại thời điểm không thích hợp
  • Cố chấp giữ cổ phiếu đang giảm giá dù giá cổ phiếu cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó
  • Quyết ăn thua đủ với thị trường bằng việc mua thêm và mua thêm
  • Chạy theo đám đông
  • Bỏ hết trứng vào một giỏ
  • Đa dạng hóa danh mục quá nhiều
  • Thích mua cổ phiếu thị giá thấp
  • Bắt đáy và trung bình giá giảm mà không hiểu về giá trị
  • Cố gắng chạy theo “tin đồn”
  • Bội thực thông tin. Không có khả năng nhận diện đâu là lời khuyên tốt.
  • Tôi biết tuốt, không hành động, sống trong ảo tưởng
  • Lo lắng về các khoản phí, thuế và hoa hồng
  • Không hiểu biết, hoặc tin tuyệt đối vào phân tích kỹ thuật
  • Chốt lời quá non sau một thời gian dài chịu đựng
  • Quá tham lam một cách vô lý
  • Căn ke từng line một
  • Giữ thì lo, bán thì tiếc
  • Người xấu tính: mua mong tăng ngay, bán xong mong giảm

Tìm hiểu về chứng khoán cho người mới. Chứng khoán là gì?

Trong bài viết này, QUYỀN chia sẻ một cách cô đọng, dễ hiểu về các

 vấn đề cơ bản cho những nhà đầu tư (NDT) mới đang muốn tìm 

hiểu về chứng khoán và hiểu chứng khoán là gì.




Bản chất, vai trò của thị trường chứng khoán (TTCK)

Khi nào xã hội loài người chúng ta vẫn còn quan niệm rằng tiền là quan trọng, mọi người vẫn miệt mài đi kiếm tiền, vẫn còn đánh giá sự thành công của một người bằng số tiền anh ta nắm giữ… Thì một cách tự nhiên thế giới sẽ xuất hiện 02 nhóm người: Nhóm người có tiền nhàn rỗi (Nhóm cung tiền) và Nhóm người cần có thêm tiền (Nhóm cầu tiền). Khi đó, tiền sẽ di chuyển từ Nhóm cung tiền sang Nhóm cầu tiền bằng nhiều hình thức khác nhau (đương nhiên nó không phải là cho không).

Ích lợi của việc này là gì?

Nhóm cung tiền sẽ “chơi với tiền” với mong muốn làm cho nó sinh sôi nảy nở thêm.
Nhóm cầu tiền sẽ có được thứ họ cần. Họ phải nỗ lực làm việc để trả lại số tiền mà họ đã “mượn” và giàu hơn.
Khi đó, nền kinh tế sẽ chăm chỉ làm việc hơn, tạo ra nhiều sản phẩm hơn, sự cạnh tranh lẫn nhau cao hơn, người dân được dùng sản phẩm tốt hơn, đa dạng hơn, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển để cạnh tranh và phục vụ nhu cầu người dân…

02 cách điều chuyển tiền từ nơi Cung sang nơi Cầu của nhà điều hành

Với vai trò quản lý, nhà điều hành đương nhiên là mong muốn nền kinh tế đạt được những ích lợi như vậy càng nhiều càng tốt. Họ dùng 02 kênh chính để điều chuyển tiền:
* Kênh gián tiếp: Tức là một tổ chức đứng ra “kinh doanh tiền” và chịu rủi ro cho hoạt động đó. Họ mua tiền từ người Cung với giá 5%/năm và họ bán cho người Cầu với giá 8%. Nếu kinh doanh tốt họ có lời, nếu kinh doanh tệ họ bị thua lỗ và họ hoạt động dưới sự giám sát của nhà điều hành. Đại diện to lớn nhất của kênh gián tiếp này là Ngân Hàng.
* Kênh trực tiếp: Một tổ chức đứng ra “môi giới tiền” cũng như các loại giấy tờ có giá khác, điều chuyển tiền trực tiếp chuyển từ nguồn Cung sang nguồn Cầu, và họ ở chính giữa sống nhờ hoa hồng tư vấn và môi giới. Đại diện phổ biến nhất của kênh này là Thị Trường Chứng Khoán.
Như vậy: Về bản chất giá trị đóng góp đối với nền kinh tế của Ngân Hàng và TTCK là như nhau, chỉ là hình thức thể hiện ra bên ngoài khác nhau. Các quốc gia chú trọng phát triển kinh tế đều có TTCK phát triển, bởi vì họ muốn toàn dụng công suất của tiền trong dân. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tại Việt Nam ta còn quá non trẻ (chỉ chưa đầy 20 năm), và tỷ lệ người dân có tài khoản chứng khoán rất thấp (chỉ 02% so với 40% của các nền kinh tế lớn).

Đầu tư chứng khoán là cờ bạc?

Đúng! Nếu bạn cho rằng đầu tư chứng khoán là cờ bạc, bạn sẽ tham gia như một con bạc, và kết cục của hầu hết các con bạc, bạn biết rồi đấy, là mất tiền.
Nếu bạn muốn đầu tư chứng khoán đàng hoàng, và muốn kiếm được tiền bền vững, xin chia sẻ với bạn vài quan điểm sau:
+ Hoạt động đầu tư của bạn góp phần tạo ra giá trị, tạo ra sản phẩm cho nền kinh tế.
Ví dụ: công ty VNM mỗi năm sản xuất được 365.000 sản phẩm, công ty này phát hành 100 cổ phiếu. Nếu bạn mua 01 cổ phiếu VNM (tức chiếm 01% cổ phần công ty) và nắm giữ trong 01 năm, tức là bạn giúp nền kinh tế tạo ra 365.000*01% = 3.650 sản phẩm. Nếu bạn chỉ nắm giữ trong 01 ngày, bạn vẫn giúp nền kinh tế tạo ra 3.650/365 = 10 sản phẩm.
+ Hoạt động đầu tư tuyệt vời hơn đánh bạc vạn lần. Bởi vì khi đánh bạc, bạn không chọn được lá bài nào sẽ là của mình (đôi khi bạn phải sở hữu toàn bài xấu, đánh giỏi kiểu gì cũng thua). Còn đầu tư chứng khoán, bạn có thể dễ dàng chọn cho mình những cổ phiếu tốt, mua nó với giá rẻ để đưa vào danh mục của mình (bạn toàn sở hữu cổ phiếu tốt, đầu tư kiểu gì cũng có lời).
Đơn giản vậy thôi!

Cấu trúc tổ chức của thị trường chứng khoán

Căn bản có 05 thành phần: Cơ quan quản lý (Bộ tài chính, UBCKNN), Nơi trưng bày (Sở GDCK), Dịch vụ (CTCK), Cung tiền – cầu cổ phiếu (NDT), Cầu tiền – Cung cổ phiếu (DNNY).

Thị trường chứng khoán là gì?

Là nơi giao thương giữa Cung tiền – Cầu tiền, Cung cổ phiếu – Cầu cổ phiếu.
Những người mua đi bán lại là những nhà thương mại, giống như bạn lướt sóng gạo, hồ tiêu, cafe…

Chứng khoán là gì?

Nhìn chung, chứng khoán là các loại giấy tờ có giá khác nhau được các tổ chức phát hành (theo luật định).
Ở đây, Quyền lưu ý, 03 loại chứng khoán chính mà các doanh nghiệp niêm yết thường phát hành: cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi.

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là một tờ giấy có giá (thực tế bây giờ số hóa cả rồi), chứng nhận quyền sở hữu một lượng cổ phần nhất định trong công ty phát hành của người nắm giữ nó.
Ví dụ: Công ty VNM phát hành 1.000 cổ phiếu (1.000 tờ giấy có giá). Nếu bạn sở hữu 01 cổ phiếu VNM thì tức bạn là chủ sở hữu 0,1% công ty công ty VNM. Nếu bạn sở hữu 600 cổ phiếu VNM, tức là bạn là người sở hữu 60% công ty này. Với 60% cổ phần, bạn có quyền hành tối cao trong công ty

Phân biệt cổ phiếu và cổ phần?

Đọc kỹ lại đoạn trên. Bạn sở hữu 600 cổ phiếu VNM tức là bạn sở hữu 60% cổ phần VNM. Lượng cổ phiếu và % cổ phần.

Cổ phiếu thưởng? Trả cổ tức bằng cổ phiếu? Phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi? Cổ phiếu ESOP? Cổ phiếu phát hành riêng lẻ?

Bạn có thể dễ dàng tìm được những định nghĩa của các cụm từ trên bằng cách Search Google. Tuy nhiên quan điểm của tôi về các vấn đề này xoáy vào bản chất, xoáy vào lợi ích của nhà đầu tư. Và nó rất khác biệt so với các định nghĩa thông thường. Tôi không chia sẻ public những vấn đề đó.

Trái phiếu là gì?

Nếu bạn sở hữu cổ phiếu của một doanh nghiệp, tức là bạn sở hữu một tỷ lệ % cổ phần trong công ty đó. Bạn là đồng Chủ Sở Hữu của công ty ấy.
Còn trái phiếu, nếu bạn sở hữu nó, bạn là Chủ Nợ của công ty phát hành ra trái phiếu. Nếu bạn mua tất cả trái phiếu của một công ty phát hành ra, bạn là chủ nợ lớn của công ty, nhưng bạn không phải chủ sở hữu của công ty.
Ví dụ: Công ty VNM phát hành 5 trái phiếu VNM, mỗi trái phiếu có giá 01 tỷ đồng, lãi suất 9%/năm, kỳ hạn 03 năm. Nếu bạn mua 01 trái phiếu này, tức là bạn cho công ty VNM vay 01 tỷ đồng, thời hạn vay 03 năm, mỗi năm bạn lấy tiền lãi 90 triệu đồng, 03 năm tổng lãi thu về 270 triệu đồng, đến ngày đáo hạn công ty VNM có nghĩa vụ hoàn trả tiền gốc 01 tỷ đồng cho bạn.

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Ví dụ: Công ty ABC có 10 triệu cổ phiếu (tương đương vốn điều lệ 100 tỷ, mệnh giá cổ phiếu theo quy định Việt Nam là 10.000 đ/cp), giá thị trường hiện mỗi cổ phiếu là 25.000 đ/cp. Công ty này phát hành 01 triệu trái phiếu chuyển đổi, mệnh giá trái phiếu 1000.000 đ/trái, giá phát hành 1000.000 đ/trái, bán mỗi lô 1000 trái (không bán lẻ), lãi suất mỗi năm 09%, thời hạn 03 năm đáo hạn, quyền chuyển đổi trái phiếu thực hiện vào ngày đáo hạn, tỷ lệ chuyển đổi 01:100 (mỗi trái đổi thành 100 cổ).
Khi đó, nếu bạn mua 01 lô trái phiếu chuyển đổi này, tức là bạn sở hữu 1000 trái, tương đương cần chi ra 01 tỷ đồng cho công ty ABC vay. Mỗi năm bạn nhận về 90 triệu tiền lãi vay, 03 năm nhận tổng cộng 270 triệu tiền lãi. Đến ngày đáo hạn, bạn có 02 lựa chọn:
  • Một là đáo hạn trái phiếu, thu về vốn gốc 01 tỷ đồng.
  • Hai là bạn có quyền đổi 1000 trái phiếu chuyển đổi này thành 100.000 cổ phiếu ABC. Nếu tại thời điểm sau 03 năm đó, cổ phiếu ABC vẫn có giá 25.000 đ/cp, thì 100.000 cổ phiếu ABC tổng giá trị trên thị trường là 2,5 tỷ đồng.
Bạn được chọn 01 trong 02 phương án, tùy tình hình thị trường và giá cả cổ phiếu ABC lúc đó. Bảo với công ty chứng khoán của bạn, hay công ty phát hành trái phiếu hướng dẫn bạn cách chuyển đổi hay đáo hạn.

Kiếm tiền từ đầu tư chứng khoán có nên chăng?

Với Quyền thì CÓ! Nếu bạn muốn ngồi không mà an hưởng, không phải lo lắng gì về tài chính, thu nhập thụ động, tự do tài chính, tự do thời gian, tự do cuộc sống… thì nhất định phải am hiểu đầu tư chứng khoán.
Thế này nhé, chúng ta dùng thời gian, công sức của mình để làm việc, kiếm tiền. Còn đầu tư khiến cho số tiền đó sinh sôi nảy nở một cách tự động. Có rất nhiều kênh để bạn cất trữ tiền nhàn rỗi: gửi tiết kiệm, vàng, dầu, đô la, forex, phái sinh các loại, future, option, CFD, các loại coin, bất động sản, chứng khoán… Khi lựa chọn, bạn cần phải cân nhắc các yếu tố: rủi ro, lợi nhuận, thời gian và công sức.
Cá nhân Quyền cho rằng Chứng Khoán và Bất Động Sản là 02 kênh tốt nhất để lựa chọn. Chúng thanh nhàn, cực kỳ bền vững, và dễ dàng kiếm tiền thụ động.
Chúng ta không đi sâu vào từng loại ở đây. Quyền rất ngại public những thông tin này. Nếu bạn thích những gì đàng hoàng, thanh nhàn, cực kỳ bền vững, và dễ dàng kiếm tiền thụ động, thì hãy chọn Chứng Khoán và Bất  Động Sản.
Tiền nhàn rỗi, nếu bạn không đầu tư, bạn sẽ bị nghèo đi do lạm phát ăn mòn. Kiểu gì cũng phải đầu tư. Hãy chọn kênh đầu tư một là phải an toàn (tuyệt đối hoặc gần như tuyệt đối), hai là có tỷ suất sinh lời cao, ba là có khả năng giúp bạn kiếm tiền thụ động cực kỳ bền vững, và cuối cùng là dễ dàng làm được.
*Key: “Đầu tư chất xám trước, đầu tư tiền lớn sau”.
Một tư duy mà tôi hay chia sẻ: Thị trường chứng khoán là mỏ kim cương vô tận để bạn khai thác một khi đã biết cách.
Nhớ là khi và chỉ khi đã biết cách bạn nhé.

Phân biệt các thuật ngữ về giá

Mệnh giá cổ phiếu là gì? Theo pháp luật Việt Nam, mệnh giá cổ phiếu được quy định mặc định là 10.000 đ/cp. Mệnh giá liên quan, tượng trưng cho vốn điều lệ. Ví dụ, công ty ABC niêm yết trên sàn chứng khoán có vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, thì công ty này được phát hành 10 triệu cổ phiếu.
Công thức: Vốn điều lệ = Mệnh giá x Số lượng cổ phiếu được phát hành
Giá trị sổ sách là gì? Giá trị sổ sách liên quan đến vốn chủ sở hữu của công ty. Ví dụ công ty ABC như trên, vốn điều lệ 100 tỷ, có tổng tài sản là 200 tỷ, nợ là 35 tỷ, khi đó vốn chủ sở hữu là 165 tỷ. Giá trị sổ sách của công ty ABC này là 16.500 đ/cp.
Công thức: Giá trị sổ sách = Vốn chủ sở hữu/Tổng số lượng cổ phiếu
Giá cổ phiếu là gì? Đây là giá cả mà hàng ngày cổ phiếu được giao dịch. Mức giá này do cung cầu thị trường quyết định. Công ty ABC thời điểm này giá cổ phiếu 22.000 đ/cp, nhưng 05 phút sau có thể là 23.000 đ/cp rồi. Giá cả hàng ngày của cổ phiếu do cung và cầu của thị trường quyết định.
Giá trị thực của cổ phiếu? Đây là phần rất quan trọng mà bạn cần phải nắm. Bạn cần có phương pháp xác định giá trị thực của cổ phiếu một cách rõ ràng. Ví dụ cổ phiếu ABC giá cổ phiếu hiện ở mức 23.000 đ/cp, mà bạn định giá ra kết quả giá trị thực là 30.000 đ/cp, thì đó là cơ hội đầu tư rất tốt. Ngược lại, nếu định giá chỉ ra được giá trị thực cổ phiếu ABC là 13.000 đ/cp thì tuyệt đối không nên mua cổ phiếu này.
Hầu hết nhà đầu tư chứng khoán không dành thời gian, học hỏi, để trả lời câu hỏi giá trị thực của cổ phiếu là bao nhiêu, mà bị cuốn theo biến động giá cả cổ phiếu hàng ngày. Đó là một trong những lý do khiến những nhà đầu tư thiếu hiểu biết bị mất tiền trên thị trường chứng khoán.

Có lẽ không phải là cách chơi chứng khoán, mà là hướng dẫn cách tìm hiểu về chứng khoán đàng hoàng cho người mới. Quy trình từng bước cụ thể như sau:
Mở ngay một tài khoản chứng khoán: Tìm xem xung quanh nhà bạn có công ty chứng khoán nào tiện, đến mở tài khoản ngay, hoàn toàn miễn phí. Hoặc liên hệ với Quyền qua Gmail (quyenduong240@gmail.com) bạn sẽ được giới thiệu môi giới chất lượng.
Mọi vấn đề thắc mắc ban đầu như nộp tiền thế nào, cách đặt lệnh mua bán, ký quỹ, margin, xem sao kê…. bạn sẽ được môi giới nơi mở tài khoản hướng dẫn. Hãy yên tâm làm đúng theo từng bước Quyền chia sẻ, 1-2 tuần là những thắc mắc này tan biến ngay!
Nộp ngay vào tài khoản chứng khoán của bạn một số tiền nhỏ đối với bạn. Nếu bạn có 100 tỷ, hãy nộp ngay vào tài khoản chứng khoán 500 triệu – 01 tỷ để trải nghiệm. Nếu bạn có 100 triệu, hãy nộp ngay vào đó 01 – 02 triệu đồng. Điều quan trọng ở đây là bạn thiết lập ngay cho mình môi trường học hỏi thực tế và luyện tập.
Nhanh chóng chọn ra vài cổ phiếu (đọc sách, hỏi han môi giới, bạn bè, diễn đàn…) và cứ mua vào một ít. Quan trọng không phải là kiếm tiền, quan trọng lúc này là bạn luyện tập, và luyện tập với thị trường thật (đừng bao giờ đánh chứng khoán ảo!).
Đến đây, cực kỳ quan trọng, giờ là lúc bạn cần một phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả, đàng hoàng. Vấn đề là ngay lúc đầu tiên này, bạn sẽ không biết cái nào hay, cái nào dở cả. Hoặc bạn thấy cái nào cũng hay, hoặc cái nào cũng phức tạp, hoặc bạn bị ngợp với lượng thông tin mình tiếp cận, hoặc cũng có thể bạn cảm thấy vô cùng hào hứng… Ok, vùng thời gian này bạn có thể thử nhiều phương pháp khác nhau, đọc thật nhiều sách, đi học hết khóa này đến khóa khác về chứng khoán… Một số người tuyệt vời rất ham học, họ đầu tư 100 triệu – 500 triệu vào các khóa học.
Kế đến là quá trình Thử – Sai – Sửa – Thử – Sai – Sửa… Quá trình này khiến bạn trả giá rất rất nhiều: tiền bạc, thời gian, công sức… Dù sao thì đây là giai đoạn thú vị nhất. Bạn sẽ liên tục phát triển, có lời và bị thua lỗ, chiến thắng và thất vọng…
Sau đó là quá trình chọn lọc, tổng hợp, xem những gì phù hợp với bạn. Bạn sẽ không đi lung tung hết phương pháp này đến phương pháp khác nữa, mà chỉ tập trung vào một và chỉ một!
Cuối cùng là giai đoạn tiền chảy vào túi bạn. Bạn hầu như không làm gì cả, tiền đều đặn chảy vào, mọi biến động thị trường không ảnh hưởng đến bạn, một trạng thái thịnh vượng, an lạc trong đầu tư… Bạn sẽ sống vì những giá trị khác cao hơn tiền.
Đó là những gì bạn nên làm và sẽ trải qua.
Đương nhiên là Quyền ở đây để chia sẻ với bạn một phương pháp đầu tư tốt nhất trong số tất cả các sự lựa chọn khác. Để đến được ngày hôm nay, nói những lời này, Quyền trả giá tất cả 12 năm. Dĩ nhiên vấn đề là nếu cách đây 12 năm có ai đó nói rằng đây là phương pháp tốt nhất để chọn, Quyền không tin đâu.
Vậy nên, trong quá trình tìm hiểu về chứng khoán, hiện tại bạn chưa cần nhất thiết phải tin rằng đây là phương pháp đầu tư tốt nhất. Dĩ nhiên nếu bạn TIN NGAY thì rất tốt cho bạn (vì tiết kiệm 12 năm mà). Tuy nhiên, chỉ cần bạn sẵn sàng đón nhận nó như là một trong số những con đường đầu tư tốt nhất mà bạn tham khảo đã là rất tốt rồi.