CHỈ SỐ P/E NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT?
khi đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư thường quan tâm tới chỉ số P/E qua đó quyết định danh mục đầu tư của mình. Vậy, chỉ số P/E cao hay thấp thì tốt?
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập – Price-earning ratio (P/E): là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập – Price-earning ratio (P/E): là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:
Trong đó :
giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại.
thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
Trong hầu hết các trường hợp, việc tính toán tỷ lệ P/E đều có sử dụng tới chỉ số EPS của 4 quý trước. Điều này được hiểu như là một dấu hiệu của P/E. Tuy nhiên, cũng có lúc chỉ số EPS được lấy từ việc ước tính lợi nhuận kì vọng cho 4 quý tiếp theo. P/E tính theo cách này được gọi là P/E định hướng hay P/E kế hoạch. Một cách tính khác cũng thường được thấy là sử dụng EPS của hai quý trước đó hoặc ước tính cho hai quý tiếp theo.
EPS (Earning Per Share) là thu nhập trên mỗi cổ phiếu: là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại.
thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
Trong hầu hết các trường hợp, việc tính toán tỷ lệ P/E đều có sử dụng tới chỉ số EPS của 4 quý trước. Điều này được hiểu như là một dấu hiệu của P/E. Tuy nhiên, cũng có lúc chỉ số EPS được lấy từ việc ước tính lợi nhuận kì vọng cho 4 quý tiếp theo. P/E tính theo cách này được gọi là P/E định hướng hay P/E kế hoạch. Một cách tính khác cũng thường được thấy là sử dụng EPS của hai quý trước đó hoặc ước tính cho hai quý tiếp theo.
EPS (Earning Per Share) là thu nhập trên mỗi cổ phiếu: là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.
Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác
Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E:
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.
Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác
Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E:
Qua đây, thấy được các yếu tố có thể tác động làm thay đổi P/E như là:
Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức – g
Tỷ lệ chi trả cổ tức – b
Mức cổ tức được trả - DIV
Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi – r
Ngoài ra, tỷ suất sinh lợi đòi hỏi r theo mô hình CAPM còn chịu ảnh hưởng của hệ số , tỷ suất sinh lợi thị trường rm , lãi suất phi rủi ro rf qua công thức:
r = rf + ( rm – rf )
Ngoài những yếu tố trên, còn có các yếu tố khác như: P/E toàn thị trường, P/E toàn nghành, đòn bẩy tài chính và một số chỉ số tài chính khác như ROA, ROE, D/E,… (Các yếu tố sẽ được phân tích kĩ hơn trong phần tiếp theo của bài viết này)
Với các điểm căn bản đó, vậy làm sao để biết được chỉ số P/E như thế nào là tốt?
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai, cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp, dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Nhưng các nhà quản trị tài chính, nhà đầu tư có nên vui mừng không khi cổ phần của công ty đang được bán ở mức P/E cao??? Câu trả lời: thường là có. Tuy nhiên, như đã đề cập tới các yếu tố tác động tới P/E ở trên, tỷ số P/E cao có thể không phải là vì giá thị trường của cổ phần ở hiện tại cao mà do thu nhập EPS của công ty đang ở mức thấp, có thời kỳ EPS có thể bằng không ( EPS = 0 ). Điều đó cho thấy khả năng sinh lời của công ty thấp hay là hiện giá các cơ hội tăng trưởng PVGO không cao ( những chỉ số tài chính sẽ cho những điều này một cách rõ ràng nhất ).
Ngược lại, khi P/E thấp có thể do EPS tăng cao chứ không hẳn là do cổ phần được định giá thấp trên thị trường. Điều này cho thấy rằng, công ty đã đạt tới mức tăng trưởng đều và ổn định không còn tăng mạnh như thời kỳ đầu. Hoặc, cũng có thể do giá thị trường hiện tại của cổ phiếu thấp. Đơn giản là vì các nhà đầu tư không nghĩ là các công ty đó có tiềm năng và không đẩy giá lên nữa. Do đó P/E sẽ thấp. Cũng có trường hợp công ty hoạt động tốt nhưng lại có chỉ số P/E thấp là do thị trường không đánh giá cao hay người đầu tư chưa hiểu biết nhiều về công ty.
Một ví dụ điển hình là tập đoàn Microsoft. Vài năm trước đây, khi mà tập đoàn này tăng trưởng ngoạn mục, và có tỷ lệ P/E trên 100. Ngày nay, Microsoft là một trong những công ty lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên thu nhập và lãi của công ty này không thể duy trì với tốc độ tăng trưởng như trước đây. Kết quả là, tháng 6/2002 tỷ lệ P/E của tập đoàn đã giảm xuống mức 43. Sự sụt giảm tỷ lệ P/E là điều hết sức bình thường khi các công ty có tốc độ tăng trưởng ở mức cao vào giai đoạn mới hình thành, củng cố được vị thế và danh tiếng của mình sau đó chuyển thành các công ty bluechips.
Sẽ rất khó để có thể quyết định rằng một chỉ số P/E nào đó là cao hay thấp nếu như không tính toán hai nhân tố chính:
Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng của công ty- Công ty đó đã phát triển như thế nào trong quá khứ và tốc độ tăng trưởng này có được kỳ vọng sẽ tăng lên, hay ít nhất là cũng sẽ duy trì không đổi trong tương lai hay không? Rõ ràng là không ổn nếu như trước đây công ty có mức tăng trưởng là 5 nhưng lại có tỷ lệ P/E ở mức trung bình. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng kế hoạch không điều chỉnh lại hệ số P/E, khi đó giá cổ phần sẽ cao hơn giá trị thực. Trong trường hợp này, tất cả những gì bạn phải làm là tính toán chỉ số P/E sử dụng EPS kế hoạch.
Thứ hai là yếu tố ngành kinh doanh- việc so sánh các công ty với nhau chỉ thực sự hữu dụng khi các công ty đó nằm trong cùng một ngành kinh doanh. Ví dụ, các doanh nghiệp hay thực thể kinh doanh thường có số nhân (multiple) thấp bởi các doang nhgiệp này hoạt động trong ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng thấp và tương đối ổn định. Ngược lại, ngành công nghệ là một ngành có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và liên tục có sự đổi mới. Việc so sánh các công ty công nghệ này so với các thực thể kinh doanh nói trên sẽ chẳng cho bạn thấy được điều gì. Bạn chỉ nên so sánh các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh, hoặc so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu bình quân ngành.
Nếu một công ty có hệ số P/E cao hơn mức trung bình của toàn bộ thị trường mức bình quân ngành, điều này có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng tốt của công ty trong một thời gian tới, có thể là vài tháng hoặc vài năm nữa. Một công ty có hệ số P/E cao cuối cùng sẽ phải “xứng đáng với kì vọng của thị trường” thể hiện thông qua sự tăng trưởng lớn về lợi nhuận hoạt động, nếu không chắc chắn giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm.
Tóm lại, P/E chỉ là chỉ số tĩnh dùng để phân tích việc mua bán cổ phiếu trong hầu hết các trường hợp, không nên coi nó là nhân tố chính để quyết định mua hay bán một cổ phiếu nào đó. Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không nói lên điều gì khi không so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.
Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức – g
Tỷ lệ chi trả cổ tức – b
Mức cổ tức được trả - DIV
Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi – r
Ngoài ra, tỷ suất sinh lợi đòi hỏi r theo mô hình CAPM còn chịu ảnh hưởng của hệ số , tỷ suất sinh lợi thị trường rm , lãi suất phi rủi ro rf qua công thức:
r = rf + ( rm – rf )
Ngoài những yếu tố trên, còn có các yếu tố khác như: P/E toàn thị trường, P/E toàn nghành, đòn bẩy tài chính và một số chỉ số tài chính khác như ROA, ROE, D/E,… (Các yếu tố sẽ được phân tích kĩ hơn trong phần tiếp theo của bài viết này)
Với các điểm căn bản đó, vậy làm sao để biết được chỉ số P/E như thế nào là tốt?
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai, cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp, dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Nhưng các nhà quản trị tài chính, nhà đầu tư có nên vui mừng không khi cổ phần của công ty đang được bán ở mức P/E cao??? Câu trả lời: thường là có. Tuy nhiên, như đã đề cập tới các yếu tố tác động tới P/E ở trên, tỷ số P/E cao có thể không phải là vì giá thị trường của cổ phần ở hiện tại cao mà do thu nhập EPS của công ty đang ở mức thấp, có thời kỳ EPS có thể bằng không ( EPS = 0 ). Điều đó cho thấy khả năng sinh lời của công ty thấp hay là hiện giá các cơ hội tăng trưởng PVGO không cao ( những chỉ số tài chính sẽ cho những điều này một cách rõ ràng nhất ).
Ngược lại, khi P/E thấp có thể do EPS tăng cao chứ không hẳn là do cổ phần được định giá thấp trên thị trường. Điều này cho thấy rằng, công ty đã đạt tới mức tăng trưởng đều và ổn định không còn tăng mạnh như thời kỳ đầu. Hoặc, cũng có thể do giá thị trường hiện tại của cổ phiếu thấp. Đơn giản là vì các nhà đầu tư không nghĩ là các công ty đó có tiềm năng và không đẩy giá lên nữa. Do đó P/E sẽ thấp. Cũng có trường hợp công ty hoạt động tốt nhưng lại có chỉ số P/E thấp là do thị trường không đánh giá cao hay người đầu tư chưa hiểu biết nhiều về công ty.
Một ví dụ điển hình là tập đoàn Microsoft. Vài năm trước đây, khi mà tập đoàn này tăng trưởng ngoạn mục, và có tỷ lệ P/E trên 100. Ngày nay, Microsoft là một trong những công ty lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên thu nhập và lãi của công ty này không thể duy trì với tốc độ tăng trưởng như trước đây. Kết quả là, tháng 6/2002 tỷ lệ P/E của tập đoàn đã giảm xuống mức 43. Sự sụt giảm tỷ lệ P/E là điều hết sức bình thường khi các công ty có tốc độ tăng trưởng ở mức cao vào giai đoạn mới hình thành, củng cố được vị thế và danh tiếng của mình sau đó chuyển thành các công ty bluechips.
Sẽ rất khó để có thể quyết định rằng một chỉ số P/E nào đó là cao hay thấp nếu như không tính toán hai nhân tố chính:
Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng của công ty- Công ty đó đã phát triển như thế nào trong quá khứ và tốc độ tăng trưởng này có được kỳ vọng sẽ tăng lên, hay ít nhất là cũng sẽ duy trì không đổi trong tương lai hay không? Rõ ràng là không ổn nếu như trước đây công ty có mức tăng trưởng là 5 nhưng lại có tỷ lệ P/E ở mức trung bình. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng kế hoạch không điều chỉnh lại hệ số P/E, khi đó giá cổ phần sẽ cao hơn giá trị thực. Trong trường hợp này, tất cả những gì bạn phải làm là tính toán chỉ số P/E sử dụng EPS kế hoạch.
Thứ hai là yếu tố ngành kinh doanh- việc so sánh các công ty với nhau chỉ thực sự hữu dụng khi các công ty đó nằm trong cùng một ngành kinh doanh. Ví dụ, các doanh nghiệp hay thực thể kinh doanh thường có số nhân (multiple) thấp bởi các doang nhgiệp này hoạt động trong ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng thấp và tương đối ổn định. Ngược lại, ngành công nghệ là một ngành có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và liên tục có sự đổi mới. Việc so sánh các công ty công nghệ này so với các thực thể kinh doanh nói trên sẽ chẳng cho bạn thấy được điều gì. Bạn chỉ nên so sánh các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh, hoặc so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu bình quân ngành.
Nếu một công ty có hệ số P/E cao hơn mức trung bình của toàn bộ thị trường mức bình quân ngành, điều này có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng tốt của công ty trong một thời gian tới, có thể là vài tháng hoặc vài năm nữa. Một công ty có hệ số P/E cao cuối cùng sẽ phải “xứng đáng với kì vọng của thị trường” thể hiện thông qua sự tăng trưởng lớn về lợi nhuận hoạt động, nếu không chắc chắn giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm.
Tóm lại, P/E chỉ là chỉ số tĩnh dùng để phân tích việc mua bán cổ phiếu trong hầu hết các trường hợp, không nên coi nó là nhân tố chính để quyết định mua hay bán một cổ phiếu nào đó. Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không nói lên điều gì khi không so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.
y òn ..................7/3/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét