Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

CHỈ SỐ P/E NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT?

CHỈ SỐ P/E NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT?
khi đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư thường quan tâm tới chỉ số P/E qua đó quyết định danh mục đầu tư của mình. Vậy, chỉ số P/E cao hay thấp thì tốt?
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập – Price-earning ratio (P/E): là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:
Trong đó :
giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại.
thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
Trong hầu hết các trường hợp, việc tính toán tỷ lệ P/E đều có sử dụng tới chỉ số EPS của 4 quý trước. Điều này được hiểu như là một dấu hiệu của P/E. Tuy nhiên, cũng có lúc chỉ số EPS được lấy từ việc ước tính lợi nhuận kì vọng cho 4 quý tiếp theo. P/E tính theo cách này được gọi là P/E định hướng hay P/E kế hoạch. Một cách tính khác cũng thường được thấy là sử dụng EPS của hai quý trước đó hoặc ước tính cho hai quý tiếp theo.
EPS (Earning Per Share) là thu nhập trên mỗi cổ phiếu: là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.
Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác
Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E:
Qua đây, thấy được các yếu tố có thể tác động làm thay đổi P/E như là:
Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức – g
Tỷ lệ chi trả cổ tức – b
Mức cổ tức được trả - DIV
Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi – r
Ngoài ra, tỷ suất sinh lợi đòi hỏi r theo mô hình CAPM còn chịu ảnh hưởng của hệ số , tỷ suất sinh lợi thị trường rm , lãi suất phi rủi ro rf qua công thức:
r = rf + ( rm – rf )
Ngoài những yếu tố trên, còn có các yếu tố khác như: P/E toàn thị trường, P/E toàn nghành, đòn bẩy tài chính và một số chỉ số tài chính khác như ROA, ROE, D/E,… (Các yếu tố sẽ được phân tích kĩ hơn trong phần tiếp theo của bài viết này)
Với các điểm căn bản đó, vậy làm sao để biết được chỉ số P/E như thế nào là tốt?
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai, cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp, dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Nhưng các nhà quản trị tài chính, nhà đầu tư có nên vui mừng không khi cổ phần của công ty đang được bán ở mức P/E cao??? Câu trả lời: thường là có. Tuy nhiên, như đã đề cập tới các yếu tố tác động tới P/E ở trên, tỷ số P/E cao có thể không phải là vì giá thị trường của cổ phần ở hiện tại cao mà do thu nhập EPS của công ty đang ở mức thấp, có thời kỳ EPS có thể bằng không ( EPS = 0 ). Điều đó cho thấy khả năng sinh lời của công ty thấp hay là hiện giá các cơ hội tăng trưởng PVGO không cao ( những chỉ số tài chính sẽ cho những điều này một cách rõ ràng nhất ).
Ngược lại, khi P/E thấp có thể do EPS tăng cao chứ không hẳn là do cổ phần được định giá thấp trên thị trường. Điều này cho thấy rằng, công ty đã đạt tới mức tăng trưởng đều và ổn định không còn tăng mạnh như thời kỳ đầu. Hoặc, cũng có thể do giá thị trường hiện tại của cổ phiếu thấp. Đơn giản là vì các nhà đầu tư không nghĩ là các công ty đó có tiềm năng và không đẩy giá lên nữa. Do đó P/E sẽ thấp. Cũng có trường hợp công ty hoạt động tốt nhưng lại có chỉ số P/E thấp là do thị trường không đánh giá cao hay người đầu tư chưa hiểu biết nhiều về công ty.
Một ví dụ điển hình là tập đoàn Microsoft. Vài năm trước đây, khi mà tập đoàn này tăng trưởng ngoạn mục, và có tỷ lệ P/E trên 100. Ngày nay, Microsoft là một trong những công ty lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên thu nhập và lãi của công ty này không thể duy trì với tốc độ tăng trưởng như trước đây. Kết quả là, tháng 6/2002 tỷ lệ P/E của tập đoàn đã giảm xuống mức 43. Sự sụt giảm tỷ lệ P/E là điều hết sức bình thường khi các công ty có tốc độ tăng trưởng ở mức cao vào giai đoạn mới hình thành, củng cố được vị thế và danh tiếng của mình sau đó chuyển thành các công ty bluechips.
Sẽ rất khó để có thể quyết định rằng một chỉ số P/E nào đó là cao hay thấp nếu như không tính toán hai nhân tố chính:
Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng của công ty- Công ty đó đã phát triển như thế nào trong quá khứ và tốc độ tăng trưởng này có được kỳ vọng sẽ tăng lên, hay ít nhất là cũng sẽ duy trì không đổi trong tương lai hay không? Rõ ràng là không ổn nếu như trước đây công ty có mức tăng trưởng là 5 nhưng lại có tỷ lệ P/E ở mức trung bình. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng kế hoạch không điều chỉnh lại hệ số P/E, khi đó giá cổ phần sẽ cao hơn giá trị thực. Trong trường hợp này, tất cả những gì bạn phải làm là tính toán chỉ số P/E sử dụng EPS kế hoạch.
Thứ hai là yếu tố ngành kinh doanh- việc so sánh các công ty với nhau chỉ thực sự hữu dụng khi các công ty đó nằm trong cùng một ngành kinh doanh. Ví dụ, các doanh nghiệp hay thực thể kinh doanh thường có số nhân (multiple) thấp bởi các doang nhgiệp này hoạt động trong ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng thấp và tương đối ổn định. Ngược lại, ngành công nghệ là một ngành có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và liên tục có sự đổi mới. Việc so sánh các công ty công nghệ này so với các thực thể kinh doanh nói trên sẽ chẳng cho bạn thấy được điều gì. Bạn chỉ nên so sánh các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh, hoặc so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu bình quân ngành.
Nếu một công ty có hệ số P/E cao hơn mức trung bình của toàn bộ thị trường mức bình quân ngành, điều này có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng tốt của công ty trong một thời gian tới, có thể là vài tháng hoặc vài năm nữa. Một công ty có hệ số P/E cao cuối cùng sẽ phải “xứng đáng với kì vọng của thị trường” thể hiện thông qua sự tăng trưởng lớn về lợi nhuận hoạt động, nếu không chắc chắn giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm.
Tóm lại, P/E chỉ là chỉ số tĩnh dùng để phân tích việc mua bán cổ phiếu trong hầu hết các trường hợp, không nên coi nó là nhân tố chính để quyết định mua hay bán một cổ phiếu nào đó. Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không nói lên điều gì khi không so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.
y òn ..................7/3/2016

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
 I. SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (TTCK)VIỆT NAM
1. Các chủ thể:
1.1. Ủy ban chứng khoán nhà nước
1.2. Sở giao dịch CK
1.3. Trung tâm lưu ký
1.4. Công ty CK
1.5. Ngân hàng thanh toán, ngân lưu ký
1.6. Tổ chức phát hành
1.7. Nhà đầu tư
2. Hàng hóa:
2.1. Cổ phiếu
2.2. Trái phiếu
2.3. Chứng chỉ quỹ
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH GIAO DỊCH CỔ PHIẾU, CHỨNG CHỈ QUỸ
1. Thời gian giao dịch:
Phương thức giao dịch
HOSE
HNX
UPCOM
Giao dịch khớp lệnh
9h-9h15: Mở cửa
9h-11h30, 13h-14h15: Liên tục
9h-11h30, 13h-14h15: Liên tục
9h15-11h30, 13h-13h45: Liên tục
13h45-14h: Đóng cửa
Giao dịch thỏa thuận
9h-11h30,
13h-14h
9h-11h30,
13h-14h15
9h-11h30,
13h-14h15

2. Phương thức giao dịch:
2.1. Giao dịch khớp lệnh:
- Khớp lệnh định kỳ: Thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định
- Khớp lệnh liên tục: Thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch
2.2. Giao dịch thỏa thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thỏa thuận với nhau về khối lượng và giá giao dịch.
3. Nguyên tắc khớp lệnh:
3.1. Ưu tiên về giá
3.2. Ưu tiên về thời gian
4. Đơn vị giao dịch:
Phương thức giao dịch
HOSE
HNX
UPCOM
Giao dịch khớp lệnh
- Bội số của 10
- Lớn nhất là 19.990
- Bội số của 100
- Bội số của 100
Giao dịch thỏa thuận
>=20.000
>=5000 hoặc từ 1-99
>=10
5. Đơn vị yết giá:
5.1. Giao dịch khớp lệnh:
HOSE
HNX
UPCOM
Giá <=49.900: 100đ
100đ
100đ
50.000<=Giá<99.500đ
Giá >=100.000đ: 1000đ

5.2. Giao dịch thỏa thuận: Không quy định
6. Giá tham chiếu:
6.1. Thông thường:

HOSE
HNX
UPCOM
Giá đóng cửa ngày giao dịch liền trước
Bình quân gia quyền các giá thực hiện phương thức khớp lệnh liên tục của 15 phút cuối của ngày giao dịch liền trước
Bình quân gia quyền các giá thực hiện phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch liền trước

6.2. Ngày đầu tiên:
Do tổ chức phát hành và đơn vị tư vấn đề xuất và được Sở DGCK phê duyệt
7. Biên độ dao động giá:
7.1. Thông thường:

HOSE
HNX
UPCOM
+- 5%
+- 7%
+- 10%

Ngày đầu tiên giao dịch:

HOSE
HNX
UPCOM
+- 20%
+- 30%
+- 40%

8. Các loại lệnh:

HOSE
HNX
UPCOM
-         Lệnh LO
-         Lệnh ATO
-         Lệnh ATC
-         Lệnh MP
- Lệnh LO
- Lệnh LO

8.1. Lệnh LO:
- Là lệnh mua, bán tại một mức giá xác định hoặc giá tốt hơn
- Hiệu lực của lệnh: Có giá trị trong cả phiên giao dịch
8.2. Lệnh ATO:
- Là lệnh mua, bán tại mức giá mở cửa (đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa của HOSE)
- Hiệu lực:      + Chỉ có giá trị trong đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa
                        + Được ưu tiên khớp lệnh trước so với các lệnh giới hạn (lệnh LO)
8.2. Lệnh ATC:
- Là lệnh mua, bán tại mức giá đóng cửa (đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa của HOSE)
- Hiệu lực:   + Chỉ có giá trị trong đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa
                + Được ưu tiên khớp lệnh trước so với các lệnh giới hạn (lệnh LO)

8.3. Lệnh MP:
- Là lệnh mua ck tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán ck tại mức giá cao nhất hiện có trên thị trường
- Chỉ được áp dụng trong thời gian khớp lệnh liên tục.
9. Hủy lệnh, sửa lệnh:

HOSE
HNX
UPCOM
- Đợt khớp lệnh định kỳ: Ko được hủy lệnh đã đặt cùng đợt khớp lệnh đó
- Đợt khớp lệnh liên tục: Được hủy lệnh
- Không được sửa lệnh
Được hủy, sửa lệnh
Được hủy, sửa lệnh

10. Tổng hợp quy định giao dịch:

Sàn giao dịch
HOSE
HNX
UPCOM
Phiên sáng
- Đợt 1: 9h-9h15: Định kỳ
- Đợt 2: 9h15-11h30: Liên tục
9h-11h30
9h-11h30
Phiên chiều
- Đợt 1: 13h-13hh45: Liên tục
- Đợt 2: 13h45-14h: Định kỳ
13h-14h15
13h-14h15
Biên độ giá
+- 5%
+- 7%
+- 10%
Loại lệnh
LO, ATO, ATC, MP
LO
LO
Đơn vị yết giá
Giá <=49.900: 100đ
50.000<=Giá<99.500đ
50.000<=Giá<99.500đ
100đ
100đ
Khối lượng
giao dịch
Chẵn 10 CP, <=19.990
Chẵn 100 CP
Chẵn 100 CP
Khối lượng giao dịch thỏa thuận
>=20.000
>=5000 hoặc từ 1-99
>=10
Hủy, sửa lệnh
Không được sửa lệnh
Không được



III.CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHUYỂN QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN CK

1. Các loại quyền:
- Nhận cổ tức bằng tiền
- Nhận cổ tức bằng cổ phiếu
- Phát hành cổ phiếu (thêm, thưởng)
- Lấy ý kiến cổ đông
2. Ngày giao dịch không hưởng quyền
- Bên mua: Không có quyền lợi liên quan
- Bên bán: Vẫn được hưởng tất cả các loại quyền
3. Ngày đăng ký cuối cùng (ĐKCC):
Ngày tổ chức phát hành chốt danh sách cổ đông được hưởng quyền
4. Điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền:
- Nguyên lý: Xác định tổng số tiền bỏ ra mua cổ phiếu và tổng số cổ phiếu nhận được -> Tính ra giá cổ phiếu được điều chỉnh.
5. Chu kỳ thanh toán: 


    
IV. GIỚI THIỆU CÁCH THỨC XEM BẢNG ĐIỆN TỬ:

V.KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ:
1. Sai lầm thường gặp:
- Không chốt lãi hoặc cắt lỗ đúng lúc
- Đầu tư theo đám đông
- Hưng phấn hoặc sợ hãi thái quá
- Đầu tư dàn trải hoặc quá tập trung
2. Các bước tiến hành đầu tư
- Xác định mục tiêu (kỳ vọng) đầu tư
- Xây dựng danh mục đầu tư
- Tìm kiếm và phân tích thông tin
- Ra quyết định mua bán
- Rút kinh nghiệm
----------y òn-------------------

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

đầu tư chứng khoán không cần chỉ số IQ cao

IQ cao chưa chắc thắng chứng khoán
Những người thành công trên thị trường chứng khoán chưa hẳn phải thông minh nhất, đôi khi người có chỉ số IQ cao mới là đối tượng gặp thua lỗ liên miên. Nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett từng nói rằng: "Đầu tư không phải trò chơi mà một người với chỉ số IQ 160 thắng một người có chỉ số IQ 130". Đó là câu nói rất thẳng thắn, thực tế đã chứng minh sự đúng đắn của nó khi việc đầu tư thành công không dựa vào chỉ số IQ của người tham gia đầu tư chứng khoán.
Ví dụ điển hình nhất là trường hợp nhà toán học, vật lý học lỗi lạc Issac Newton
đối với mảng đầu tư chứng khoán. Ông đã đầu tư tài sản của mình vào công ty South Sea Bubble và gần như phá sản vì bước đi sai lầm này. Vào ngày 1/1/1720, giá cổ phiếu South Sea Bubble là 128 bảng Anh và đến 24/6/1720 lại lên mức 1.050 bảng. Nhiều nhà đầu tư thời đó đều mong muốn sở hữu cổ phiếu này, tuy nhiên chỉ ba tháng sau giá của nó lại sụt giảm giá mạnh. Tháng 12/1720, thị giá South Sea Bubble trượt lại về giá 128 bảng.
Ngài Isaac Newton thông minh và đáng kính đã quyết định bán những cổ phiếu South Sea Bubble vào thời điểm tháng 4 và được lời gấp đôi. Nhưng sau đó ông lại mắc sai lầm bỏ vốn mua lại những cổ phiếu đó khi chúng đang ở mức giá ở vùng đỉnh để rồi chịu thua lỗ nặng khoảng 20.000 bảng. Và kể từ ngày đó ông cấm bất kỳ ai nói từ "South Sea Bubble" trước mặt mình.
Đó là những câu chuyện của quá khứ, hiện tại, với kinh nghiệm thực tế, tôi nghĩ thị trường chứng khoán là tổng hòa của 70% tâm lý và 30% về tài chính. Có thể thấy, việc kiểm soát sự sợ hãi, giữ cái "đầu lạnh" trước những biến động ngắn hạn của cổ phiếu qua từng phiên và khả năng dự báo xu hướng ngắn hạn của thị trường quan trọng thế nào.
Thị trường chứng khoán phản ánh rõ nét tâm lý đám đông khi mọi người đổ xô mua các cổ phiếu đang có diễn biến giá tốt. Ngay cả những người kém thông minh nhất cũng nghĩ đến việc chạy theo điều mà đám đông đang làm, là mua đuổi giá cổ phiếu.
Nhiều con số thống kê chứng minh rằng chính các chuyên gia phân tích tài chính nhiều kinh nghiệm đôi khi lại là những người không thu được nhiều kết quả tốt trong quá trình đầu tư. Bởi họ có lúc quá thận trọng trong việc phân tích, hoặc dự báo xu hướng cũng như không dám mạo hiểm với những cơ hội vàng ở các cổ phiếu tăng trưởng.
Chính việc sở hữu cổ phiếu lâu dài, không giao dịch nhiều, ít chú ý đến bảng giá điện tử lại giúp nhà đầu tư thu được những khoản lợi nhuận lớn. Người có chỉ số IQ cao thông thường có xu hướng nhảy nhanh từ mã này sang mã khác với quan điểm ngắn hạn và lợi nhuận nhỏ, trong khi những “tay chơi” cổ phiếu suy nghĩ bảo thủ, ít giao dịch liên tục lại là những người có thể kiếm bộn tiền.
Thực tế diễn ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có những ví dụ rất xác đáng. Chính những người đưa ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu VNM hoặc MSN trong năm 2009 đến nay đều có lợi nhuận đến hơn 300%. Như vậy, do đâu người ta đầu tư vào các cổ phiếu này đều có lợi nhuận đáng kinh ngạc, chiến lược mua cổ phiếu tốt và nằm im không nhấp nhỏm lại tạo ra những kết quả rất ấn tượng.
Quả thật thành quả này không chỉ dựa vào việc phân tích, lựa chọn đúng đắn cổ phiếu tốt cũng như sự thông minh của nhà đầu tư, nó còn thể hiện thái độ kiên định, tâm lý vững vàng và sự kiên nhẫn tuyệt vời. Tâm lý đám đông đa số sợ các cổ phiếu mệnh giá cao và lại tham lam mua vào các mã mệnh giá thấp.
Nhiều chuyên gia về tài chính cũng như các nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng hay mắc phải sai lầm này. Cổ phiếu tốt thường có giá trị và ít khi bị thị trường định giá thấp. Trong khi đó, cổ phiếu giá trị thấp khiến nhà đầu tư không muốn nắm giữ, dẫn đến giá ngày một rẻ.
Tôi cho rằng, việc đầu tư thành công hay không thì chỉ riêng IQ cao quyết định vẫn chưa đủ, nó còn đòi hỏi sự kiên nhẫn với cổ phiếu mình lựa chọn cũng như là tuân thủ kỷ luật trong đầu tư chứng khoán.
---y òn---

hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán đơn giản

Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán
Chào các bạn!
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang ngày càng phát triển và trở thành lĩnh vực đầu tư hấp dẫn. Dù đã được thành lập cách đây 16 năm, tuy nhiên TTCK Việt Nam vẫn đang là kênh đầu tư khá mới mẻ với đại đa số người dân. Để nắm bắt được những cơ hội mà TTCK mang lại, trong bài viết này Nhật Cường sẽ hướng dẫn các thủ tục mở tài khoản chứng khoán cho người mới bắt đầu.
Nếu các bạn muốn đầu tư chứng khoán thì bước đầu tiên bạn phải có Tài khoản Chứng khoán, về cơ bản thì một Tài khoản Chứng khoán cũng giống như một tài khoản Ngân hàng. Bạn có thể mở tài khoản ở bất cứ Công ty Chứng khoán nào trong số 90 Công ty Chứng khoán (CTCK) ở Việt Nam. Tài khoản chứng khoán giúp bạn thực hiện giao dịch (trading) mua bán cổ phiếu.
Sau khi đã mở TK, bạn nộp tiền vào là có thể mua bất cứ mã cổ phiếu nào mà bạn muốn ( trong số 676 mã cổ phiếu đang niêm yết trên 2 sàn HOSE và HNX). Cổ phiếu bạn mua được thể hiện dưới hình thức dữ liệu điện tử (bạn không thể cầm nắm được như sổ cổ đông thông thường – được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hay bút toán ghi sổ). Số lượng cổ phiếu mà bạn có thể mua tương ứng với số tiền bạn đang có trong tài khoản (ngoài ra công ty chứng khoán nơi bạn mở TK còn cho bạn vay gấp đôi, thậm chí gấp ba số tiền mà bạn đang có để mua cổ phiếu, đây gọi là dịch vụ đòn bẩy tài chính – margin, bạn có thể sử dụng dịch vụ này hoặc không). Sau 3 ngày làm việc, cổ phiếu bạn mua sẽ về tài khoản và bạn có thể bán được ngay (chốt lời hay cắt lỗ tùy thuộc vào giá cổ phiếu bạn bán cao hơn hay thấp hơn so với giá cổ phiếu lúc bạn mua) hoặc bạn có thể giữ cổ phiếu trong tài khoản đến bất cứ lúc nào mà bạn muốn. Sau khi bán thì 3 ngày sau tiền sẽ về TK của bạn và bạn có thể rút tiền (quy trình hiện nay đang áp dụng ở VN là T+3). Hoặc bạn có thể rút tiền ngay sau khi bạn bán cổ phiếu (bằng cách sử dụng dịch vụ ứng trước - phí ứng trước là 0.04%/ số tiền ứng).
Như vậy, đầu tư chứng khoán nghe thì có vẻ khá phức tạp nhưng thực tế lại dễ dàng hơn nhiều. Để đơn giản hơn Nhật Cường sẽ nêu 1 số ý chính như sau:

1/ Thủ tục mở tài khoản:
1.1/ Mở tài khoản trực tiếp:
- Nếu bạn ở 2 thành phố lớn là HN và TP HCM thì bạn chỉ cần cầm CMND đến bất cứ Công ty Chứng khoán (CTCK) nào mà bạn muốn mở (1 trong số 90 CTCK ở VN hoặc bạn có thể mở nhiều tài khoản ở nhiều CTCK khác nhau nếu bạn muốn). Nhưng theo mình thì bạn nên mở TK ở 1 trong 10 CTCK hàng đầu (nắm giữ thị phần cao nhất) là: SSI (CTCK Sài Gòn), HSC (CTCK TP HCM), VCSC (CTCK Bản Việt), VNDS (CTCK VNDirect), BVSC (CTCK Bảo Việt), MBS, ACBS, SHS, FPTS...
(Thị phần Môi giới quý 3-2015 tại HOSE)
Trên đây là Top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất. Trong số này có SSI và HSC là 2 CTCK có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều tổ chức lớn trong nước và nước ngoài đang để TK tại đây. SSI và HSC còn có dịch vụ tư vấn và dịch vụ kinh doanh tốt, bạn mở TK tại đây sẽ an toàn và lợi thế hơn so với các CTCK nhỏ khác. Ngoài ra, theo đề án tái cấu trúc TTCK của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, theo lộ trình các CTCK có quy mô nhỏ sẽ phải sát nhập vào các CTCK lớn hoặc chấp nhận bị đào thải.
- Dịch vụ Mở TK chứng khoán là hoàn toàn miễn phí, không CTCK nào thu phí của bạn cả.
- Bạn cũng không nhất thiết phải nộp tiền vào TK chứng khoán ngay sau khi bạn mở TK, bạn có thể nộp tiền bất cứ lúc nào nếu bạn muốn. Cách thức nộp tiền mình sẽ hướng dẫn chi tiết bên dưới.
Ngoài ra, bạn có thể có thể chọn Nhân viên quản lý tài khoản mình (Broker). Hoặc không cần nếu bạn chủ động hoàn toàn trong việc giao dịch. Theo Nhật Cường thì bạn nên chọn Nhân viên quản lý tài khoản đã có kinh nghiệm, kiến thức cũng như kỹ năng và đặc biệt là phải thận trọng và nhiệt tình trong công việc. Vì không phải lúc nào bạn cũng có thời gian để theo dõi thị trường, chính Nhân viên quản lý tài khoản là người có trách nhiệm gọi điện thông báo và cung cấp thông tin liên quan đến cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ, thông tin về vĩ mô và thị trường chung để từ đó bạn ra quyết định phù hợp. Đồng thời, bạn cũng có thể gọi điện nhờ nhân viên quản lý tài khoản nhập lệnh giúp mình trong trường hợp bạn không thể vào thực hiện giao dịch online.

1.2/ Mở Tài khoản gián tiếp:
- Nếu bạn không ở HN hay TP HCM thì bạn chỉ cần chọn CTCK mà bạn cần mở TK (trong top 10 CTCK hàng đầu: SSI, HCM, VCSC, VNDS, MBS, SHS, BVSC, FPTS, ACBS, KIS…) rồi liên hệ với mình để mình chuyển phát nhanh Bộ hợp đồng mở TK bản cứng về tận nơi cho bạn ký, sau đó bạn chuyển hợp đồng lại cho mình kèm theo CMND photo, mình sẽ kích hoạt tài khoản chứng khoán cho bạn ngay sau khi nhận đủ hợp đồng.
- Bộ hợp đồng mở TK bao gồm:
+ Hợp đồng mở tài khoản : Là hợp đồng ký 2 bên giữa CTCK và Khách hàng.
+ Giấy đăng ký sử dụng tiện ích Giao dịch chứng khoán: Tích vào ô Giao dịch qua điện thoại; Nhận tin nhắn SMS khớp lệnh; Giao dịch trực tuyến… Đây là các tiện ích mà CTCK cung cấp cho khách hàng.
+ Giấy đăng ký sử dụng chuyển khoản trực tuyến OCT: Bạn đăng ký số TK Ngân hàng với CTCK để có thể nộp và rút tiền Online mà ko cần phải lên trực tiếp CTCK.
+ Hợp đồng GD kỹ quỹ: Là hợp đồng đòn bẩy tài chính (margin) (Bạn có thể dùng hoặc không).
Dưới đây mình để ảnh mẫu 3 loại giấy này (Lấy ví dụ TK bạn mở tại CTCP Chứng khoán TP HCM - HSC) để bạn tiện hình dung:

- Sau khi mình kích hoạt TK cho bạn xong, TK Giao dịch Online (Vi-Trade) của bạn sẽ như thế này:

Nếu bạn có Smart phone, bạn có thể Giao dịch cổ phiếu ngay trên điện thoại, rất tiện ích, bất cứ đâu có mạng 3G hoặc Wifi bạn đều có thể thực hiện mua bán cổ phiếu, hoàn toàn chủ động. Giao dịch qua Điện thoại (VM-Trade) sẽ như thế này:

Bạn muốn mua mã nào thì chỉ cần gõ mã cổ phiếu vào ô đó, sau đó gõ số lượng và giá mua, rồi nhấn xác nhận là xong. Chi tiết cách đọc bảng điện (rất đơn giản thôi) và cách thức giao dịch Online mình sẽ hướng dẫn cụ thể trong các bài viết tiếp theo.
2/ Cách chuyển vào và rút tiền khỏi TK:
2.1/ Nạp tiền:
Cách 1: Trực tiếp trên CTCK.
Cách 2: Chuyển khoản qua Ngân hàng.
Cách 3: Chuyển qua Internet Banking.
2.2/ Rút tiền:
Cách 1: Trực tiếp trên quầy (bạn nhớ cầm theo CMND).
Cách 2: Nếu rút tiền Online bằng các bước sau:
- Bước 1: Bạn chọn mục CK Trực tuyến tại phần Tài khoản:

- Bước 2: Bạn chọn tài khoản thụ hưởng và nhập đầy đủ các thông tin cho yêu cầu chuyển khoản. Chọn Xác nhận.

- Bước 3: Sau khi thông tin chuyển khoản được chấp nhận, hệ thống sẽ tự động gửi SMS thông báo Mã xác nhận giao dịch đến điện thoại di động của bạn.
- Bước 4: Bạn nhập Mã xác nhận giao dịch vào hệ thống. Chọn Xác nhận.

Hệ thống sẽ thông báo yêu cầu chuyển khoản đã được ghi nhận nếu Mã xác nhận giao dịch hợp lệ:

Các bạn lưu ý cho mình thời gian chuyển khoản trong ngày là trước 14h15 hàng ngày. Nếu lệnh chuyển khoản ra ngoài sau 14h15 thì sẽ được thực hiện vào ngày hôm sau.
Cũng có nhiều bạn hỏi mình “Đầu tư chứng khoán cần tối thiểu bao nhiêu tiền?” Mình nghĩ rằng đối với những bạn mới thì việc học hỏi kinh nghiệm là quan trọng nhất, ban đầu bạn có thể bỏ vào tối thiểu 5-10 triệu để tham gia vào thị trường. Sau khi đã có kinh nghiệm, bạn có thể nâng số vốn đầu tư lên dần. Bạn muốn hướng đến cuộc sống tự do về tài chính, đầu tư chứng khoán sẽ giúp bạn hiện thực được điều này.
Chúc các bạn tự tin và thành công!
Mọi thắc mắc các bạn vui lòng liên hệ với mình theo thông tin dưới đây, mình luôn nhiệt tình hỗ trợ:
gmail : quyenduong240@gmail.com
facebook: http://96884956.onon.com
dđ :0983583438
mình tên quyền.

8 Tiêu chí đơn giản để chọn mua chứng khoán tốt

 8 Tiêu chí đơn giản để chọn mua chứng khoán tốt




Trước hết, bạn cần điểm qua chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư tài ba, bao gồm 3 bước:
1. Chọn công ty tốt
2. Mua cổ phiếu với giá tốt (rẻ hơn giá trị thực)
3. Đợi đến khi thị trường nhận ra giá trị thực của cổ phiếu hay định giá nó quá cao mới bán ra. 

Như thế nào được gọi là một công ty tốt?

1. Công ty tốt là công ty được tin chắc sẽ tăng thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) dẫn đến giá trị cổ phiếu tăng, giá bán cổ phiếu cũng tăng và bạn sẽ kiếm lời khi bán ra.
2. Có thể hồi phục và lớn mạnh sau những tin xấu hoặc thảm họa như chiến tranh, suy thoái, sai lầm của ban lãnh đạo hoặc sự xuất hiện của đối thủ mới. 

Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào 8 tiêu chí giúp bạn chọn được công ty tốt. 

1. Tiêu chí 1: Doanh thu và lợi nhuận tăng đều trong một thời gian dài
- Dấu hiện đầu tiên cho biết 1 công ty có thể tăng liên tục lợi nhuận trong tương lai chính là thành tích trong quá khứ. Nếu công ty có doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trong vòng ít nhất 5 năm (đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái), nhiều khả năng nó sẽ tiếp tục tăng. 
- Doanh thu và lợi nhuận có thể dễ dàng tìm thấy trong các Báo cáo tài chính hàng năm của công ty, trong Bảng Báo cáo hoạt động kinh doanh. 

2. Tiêu chí 2: Lợi thế cạnh tranh bền vững
Khi đầu tư vào công ty có lợi thế cạnh tranh mạnh và bền vững giúp bảo vệ nó khỏi đối thủ và giữ chân khách hàng, bạn có thể dự đoán chắc chắn rằng lợi nhuận và giá trj cổ phiếu của công ty sẽ tiếp tục tăng. 
Lợi thế cạnh tranh bền vững có thể đến từ:
- Thương hiệu mạnh
- Bằng sáng chế, bí quyết kinh doanh
- Quy mô kinh tế khổng lồ
- Dẫn đầu thị trường khiến đối thủ khó lòng chen chân vào
- Chi phí thay đổi lớn để giữ chân khách hàng…
Đặc điểm của công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững: Đó thường là những công ty bán các sản phẩm hay dịch vụ độc quyền đối với người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là sản phẩm đó thường độc nhất vô nhị, nên kể cả khi giá tăng, nhu cầu vẫn mạnh. Do có ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp, những công ty này hưởng tỷ lệ lợi nhuận cao, các cửa hàng phải chọn bán sản phẩm này nếu không muốn bị mất khách. 

3. Tiêu chí 3: Có yếu tố tăng trưởng trong tương lai
Bạn phải đảm bảo rằng công ty bạn muốn đầu tư có một số yếu tố tăng trưởng sau:
- Phát triển dòng sản phẩm mới
- Phát triển công nghệ sản phẩm mới
- Có bằng sáng chế mới
- Mở rộng công suất
- Mở rộng ra thị trường mới
- Có nhiều chi nhánh hơn
- Có nhiều thị trường tiềm năng chưa được khám phá…
Để tìm hiểu những thông tin này, bạn có thể đọc “Tin từ Ban giám đốc” hay “Thư thông báo cổ đông” trong Báo cáo tài chính mới nhất hoặc vào trang web công ty tìm thông tin ở mục “Dành cho nhà đầu tư”. 

4. Tiêu chí 4: Nợ vừa phải
Quy luật vàng: Nợ dài hạn phải ít hơn từ 3 đến 4 lần Lợi nhuận ròng (sau khi trừ thuế).

5. Tiêu chí 5: Lợi nhuận trên tổng số vốn (ROE) luôn ở mức cao
ROE: cho biết công ty kiếm được bao nhiêu lợi nhuận với số tiền nhà đầu tư bỏ vào. 
ROE = (Lợi nhuận ròng/ Tổng số vốn cổ đông ) x 100%
Nhìn chung, công ty có ROE khoảng 12% được xem là trung bình. Không có nhiều công ty liên tục đạt được mức ROE>15% là nơi đáng để đầu tư. 

6. Tiêu chí 6: Không đòi hỏi đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng để duy trì hoạt động hiện tại
Các công ty đòi hỏi vốn đầu tư cao (sản xuất máy bay, xe hơi, …) thường phải chi phần lớn lợi nhuận vào việc giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn. Vì việc tái đầu tư phần lớn lợi nhuận không được xem là Chi phí mà là Tài sản trên Bảng cân đối kế toán nên Báo cáo hoạt động kinh doanh của những công ty nay làm cho họ có vẻ như đang kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng thực tế, họ không còn tiền để trả lại cho nhà đầu tư, hoặc để đầu tư vào sản phẩm mới nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng. 
Để đánh giá yếu tố này, bạn nên nhìn vào phần “Lưu chuyển tiền tự do” 
Lưu chuyển tiền tự do = Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh – Tiền đầu tư vào cơ sở hạ tầng
(Các yếu tố này lấy trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
Thông thường, nếu tỷ số (Lưu chuyển tiền tự do/ Doanh thu (trong vòng 10 năm)) > 5%, công ty được xem là làm ăn tốt, có của ăn của để. 

7. Tiêu chí 7: Ban lãnh đạo trung thực và có tài đầu tư tài sản
Đây là tiêu chí quan trọng nhất và khó xác định nhất. 
Tuy nhiên, có thể căn cứ 1 vài dấu hiệu sau để xem xét ban quản lý có làm việc vì lợi ích cổ đông không.
Vì công ty Vì bản thân
Nắm giữ một phần lớn cổ phiếu công ty Bán phần lớn cổ phiếu công ty cho nhà đầu tư khác. Chọn bỏ 1 phần nhỏ tài sản vào cổ phiếu công ty, đầu tư tiền vào công ty khác
Giảm thiểu chi phí không cần thiết, giúp giảm chi phí hoạt động. Lương cơ bản tương đối thấp nhưng tiền thưởng cao nếu làm tốt Lương căn bản cao và chi phí xa hoa. 
Chú trọng vào dài hạn, thường giữ nguyên hay tăng chi phí đầu tư ngắn hạn (lợi nhuận ngắn hạn thấp hơn) để đảm bảo giá trị cổ phiếu tăng trong tương lai Chú trọng vào ngắn hạn. Có thể cắt chi phí nghiên cứu, phát triển, quảng cáo hay những chi phí khác để tăng lợi nhuận ngắn hạn, nhưng giảm lợi thế cạnh tranh dài hạn
Báo cáo tài chính trung thực, chịu trách nhiệm và chấp nhận sai lầm Cố ý thay đổi báo cáo tài chính, che dấu chi phí và lỗ, đẩy lợi nhuận ngắn hạn lên cao

8. Tiêu chí 8: Giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực
Để biết chắc mình mua cổ phiếu với giá hời, bạn phải biết cách tính giá trị thực của cổ phiếu. 
Về mặt lý thuyết, giá trị thực của 1 công ty được tính bằng cách cộng tất cả số tiền sinh ra từ hoạt động kinh doanh (đến vô cực) và giảm số tiền đó thành giá trị hiện tại. Tuy vậy, trên thực tế, các công ty không tồn tại mãi mãi. Nếu thận trọng, bạn giả thiết công ty chỉ tồn tại trong vòng 10 năm nữa. Vậy, ta sẽ tính giá trị thực của cổ phiếu bằng cách cộng tất cả số tiền dự tính sẽ thu được từ hoạt động kinh doanh trong vòng 10 năm tới và giảm xuống giá trị hiện tại. 

3 bước chủ yếu tính giá trị hiện tại (giá trị thực) công ty:

1. Dự tính số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh trong 10 năm tới:
Căn cứ trên mục “Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh” trong Bảng cáo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty trong 5 năm trước, bạn sẽ tính được tỷ lệ tăng trưởng trung bình của dòng tiền theo Công thức Excel RATE(N, 
PMT, PV, FV) với:
N: Số năm
PMT: Số tiền trả mỗi năm
PV: Giá trị hiện tại
FV: Giá trị tương lai

Ví dụ: Xét trong năm hiện tại là 2009
Ta có Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh công ty trong 5 năm trước đó như sau:
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
2084,3 2257,5 2415,5 2587,6 2773,9 2940,3
• Xét trong trường hợp mỗi năm công ty không trả cho cổ đông khoản tiền nào -> 
PMT = 0
Khi đó:
N=5
PV: - 2084,3 (mang giá trị âm vì đây là khoản tiền bỏ ra ban đầu vào đầu năm 2000). 
FV: 2940,3
Theo Công thức RATE(5; 0; -2084,3; 2940,3) => Tỷ lệ tăng trưởng khoảng 7,12%/năm. 
Từ đó, bạn có thể dự tính lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh từ năm 2009 trở đi như sau:
Năm 2010: 2940,3 x 1,0712% = 3150
Năm 2011: 3150 x 1,0712% = 3340
…cho tới năm 2019

2. Giảm tất cả số tiền trong tương lai này về giá trị hiện tại:
Nên nhớ rằng, số tiền nhận được trong tương lai sẽ có giá trị thấp hơn hiện tại. Vậy, ta phải giảm tất cả số tiền này với 1 hệ số giảm sau:
1. Bước 1: Tính Hệ số giảm = 1/ (1 + r%)n
Với:
r% : tỷ lệ lãi suất an toàn (trong trường hợp bạn không đầu tư vào cổ phiếu, ví dụ như gửi tiền Ngân hàng). 
n: số năm
Ví dụ: Hệ số giảm cho Năm thứ nhất (năm 2010): 1/ 1,11 = 0,9
Năm thứ 2 (năm 2011): 1/ 1,112 = 0,81
Năm thứ 3 (năm 2012): 1/ 1,113 = 0,73
… tính cho tới năm 2019 
** Với giả sử: lãi suất an toàn hiện tại = lãi suất tiết kiệm 12 tháng của các Ngân hàng (bình quân khoảng 11%/năm). 

3. Giảm dòng tiền về hiện tại: 

Hệ số giảm x Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dự kiến trong 10 năm tới 
Khi đó: Giá trị hiện tại của công ty = Tổng tất cả các dòng tiền qua các năm quy về hiện tại
= 0,9 x 3150 + 0,81 x 3340 + …cho tới năm 2019
Và Giá trị thực của 1 cổ phiếu = Giá trị hiện tại công ty/ Số cổ phiếu đang lưu hành.
Mua cổ phiếu với giá thấp hơn giá trị thực của nó là điều kiện cần trong chiến lược kinh doanh chứng khoán. Vậy, khi nào nên bán cổ phiếu sẽ là điều kiện đủ để nhà đầu tư kiếm lời. 

1. Bạn không nên nhìn vào giá cổ phiếu để quyết định xem có bán hay không. Bạn cần so sánh giá hiện tại với giá trị thực, kể cả giá cổ phiếu đã tăng gấp 10 lần bạn vẫn không nên bán nếu nó vẫn thấp hơn giá trị thực. Vì nếu tiếp tục giữ cổ phiếu rẻ bạn sẽ có lợi nhuận lớn hơn trong tương lai. 

2. Nếu giá cổ phiếu giảm vì tin xấu không phải nhất thời bạn hãy bán ngay. Dấu hiệu bạn nên bán:
+ Bạn đã phạm sai lầm khi đánh giá công ty, nó không thỏa mãn đủ 8 tiêu chí
+ Hàng quý, khi đánh giá lại công ty, bạn nhận thấy công ty có thay đổi tiêu cực (không phải nhất thời) đối với 1 trong 7 tiêu chí đầu tiên
+ Ban lãnh đạo hành động không vì quyền lợi cổ đông, bán phần lớn cổ phiếu của mình
+ Bạn tìm được công ty tốt hơn và đang bán với giá hời
+ Giá cổ phiếu hàng quý đã vượt quá giá trị thực

                           ----------------   Y òn  ------------------

                                   Ngày 7 tháng 3 năm 2016