Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Các chiến lược đầu tư cổ phiếu hiệu quả

8 kỹ sảo giao dịch trên Thị trường Chứng khoán
"Kỹ xảo giao dịch trên TTCK" là cụm từ dùng để chỉ hành vi của nhà đầu tư (NĐT) dày kinh nghiệm sử dụng cách giao dịch khớp lệnh hiện hành (trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. HCM) để đạt mục tiêu bán cổ phiếu (CP) với giá cao hoặc mua CP với giá thấp. Với NĐT "non nghề", việc nhận diện ra các kỹ xảo giao dịch là rất cần thiết để tránh bị "sập bẫy". Với cơ quan quản lý, nhiều kỹ xảo giao dịch dưới đây có thể coi như những minh chứng sống động cho hành vi làm giá đã và đang diễn ra trên TTCK.





                                                                                                                                                                                                                               1. Bán Cổ phiếu giá sàn tạo tâm lý hoảng loạn:

Đây là cách mà NĐT lớn thường sử dụng khi họ muốn mua CP ở giá rẻ hơn so với giá thị trường. NĐT này sẽ chủ động bán CP giá sàn ào ạt ở tài khoản A để tạo tâm lý hoảng loạn nơi các NĐT nhỏ. Trước hiện tượng tranh bán, NĐT nhỏ thường suy luận rằng, chắc công ty phát hành có tin xấu nên người ta mới bán tháo CP và nhao nhao bán ra theo giá sàn. Khi đó, NĐT lớn sẽ dùng tài khoản B hay C (trong hệ thống tài khoản của mình) ung dung mua lại số CP do chính mình vừa đặt bán và thu mua thêm CP của các NĐT khác bán ra ở giá rẻ. Khi NĐT lớn thấy lượng CP cần mua đã mua đủ, họ sẽ dừng "diễn kịch".
2. Mua Cổ phiếu giá trần tạo tâm lý hưng phấn:
Khi muốn bán được CP ở giá cao, "đại gia" lại thường sử dụng chiêu bài dùng tài khoản A đặt mua ào ạt CP ở giá trần, nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các NĐT khác. Khi thấy một lượng lớn CP được đặt mua giá trần, nhiều người cho rằng, chắc là công ty phát hành có tin tốt, nên người ta mới dám mua cao như thế và cũng đặt mua ào ào theo giá trần. Khi đó, "đại gia" sẽ dùng tài khoản B bán dần CP ra ở giá thấp, với số lượng bán lớn hơn số lượng đặt mua ở tài khoản A. Ví dụ, mua 30.000 CP ở tài khoản A, bán 50.000 CP ở tài khoản B, nhờ đó NĐT sẽ bán được 20.000 CP ở giá tốt. Vài hôm sau, NĐT này "ngừng diễn", giá CP sẽ đứng hoặc đi xuống, ai mua theo bị thiệt thòi.

Thực tế, có những phiên giao dịch xuất hiện 2 hiện tượng trên, nhưng lại không phải là kỹ xảo của NĐT lớn tạo ra mà do tác động của thông tin thật. Để phân biệt được khi nào TTCK chịu tác động của kỹ xảo giao dịch, khi nào chịu tác động của thông tin thật, đòi hỏi NĐT phải có kinh nghiệm và bản lĩnh. Quan sát trên sàn giao dịch cho thấy, nhiều NĐT thiếu kinh nghiệm chơi chứng khoán ngắn hạn đã bị thua liểng xiểng chỉ vì không nhận biết được các kỹ xảo giao dịch.
Hai kỹ xảo nói trên có thể giúp NĐT lớn trục lợi, nhưng cũng có thể bị hoá giải nếu một "đại gia" khác "biết bài" và đối lại cách mua, bán của NĐT lớn. Cụ thể, kỹ xảo bán giá sàn có thể hoá giải bằng cách đặt mua ngay giá trần sẽ khiến NĐT lớn bán CP giá sàn bị mua mất ngay số CP không muốn bán. Kỹ xảo mua giá trần cũng sẽ bị hoá giải nếu có "đại gia" khác bán ngay CP giá sàn, trường hợp này NĐT lớn đặt mua giá trần sẽ phải mua ngay số CP không mong muốn.
3. Bán chặn giá trên:
Kỹ xảo này cũng nhằm mục đích mua rẻ, nhưng nhẹ tay hơn kỹ xảo 1. "Đại gia" muốn mua CP giá rẻ, nhưng hoàn cảnh thị trường không cho phép thực hiện kỹ xảo 1, sẽ bán ra số lượng CP rất lớn ở tài khoản A ngay từ đầu giờ ở giá tham chiếu chẳng hạn. Trong khi ở tài khoản B, "đại gia" này chỉ đặt mua CP với lượng vừa phải và đặt giá dưới tham chiếu. Thế là ai muốn bán phải tranh bán dưới giá tham chiếu và số CP bán dưới giá tham chiếu này sẽ dễ dàng "sa bẫy" của "đại gia".
4. Mua chặn giá dưới
Kỹ xảo này nhằm bán được giá cao, song nhẹ tay hơn kỹ xảo 2. Ngay từ đầu giờ giao dịch, NĐT lớn đặt mua số lượng lớn CP ở giá tham chiếu tại tài khoản A và đặt bán số lượng nhỏ ở giá cao hơn giá tham chiếu tại tài khoản B. Thấy lượng cung ít quá so với lượng cầu, những NĐT nhỏ lao vào đặt mua giá cao để mua bằng được sẽ bị "mắc bẫy" vì ở một tài khoản khác, NĐT lớn đã trực sẵn lệnh bán lượng lớn CP với giá cao.
Các kỹ xảo 1, 2, 3, 4 nói trên làm môi trường giao dịch CP mất đi sự lành mạnh và NĐT nhỏ là người chịu thiệt thòi nhất.
5. "Rải đinh" che giá mua thật:
NĐT lớn hay nhỏ đều có thể dùng kỹ xảo này để mua được giá tốt nếu không muốn mua trần. Đặt 3 lệnh ở 3 mức giá cao nhất, mỗi lệnh chỉ mua 1 lô, ví dụ 1 lô mua tại giá 35.000 đồng, 1 lô mua giá 34.900 đồng và 1 lô mua giá 34.800 đồng. Khi đó toàn bộ các lệnh mua khác bị che khuất, vì bảng điện tử chỉ cho phép hiện 3 mức giá mua cao nhất. Phía sau những thông số giả trên bảng điện là cuộc đấu trí thú vị giữa các NĐT. Có khi phần thắng lại thuộc về người không chủ động "rải đinh". NĐT nước ngoài kinh doanh trên TTCK Việt Nam cũng học được cách "rải đinh", song họ có tiềm lực tài chính mạnh, nên thường "rải đinh" to như mua 100 lô tại giá 27.000 đồng; 100 lô tại 26.900 đồng và 100 lô tại 26.800 đồng.
6. "Rải đinh" che giá bán thật:
Ngược lại với "rải đinh" mua, cách "rải đinh" bán được thực hiện như sau: NĐT đặt bán ở 3 mức giá sàn thấp nhất, ví dụ bán 1 lô giá 32.200 đồng, 1 lô giá 32.300 đồng, 1 lô 32.400 đồng, khiến các lệnh bán khác bị che lấp hoàn toàn. NĐT lớn hay nhỏ đều có thể dùng kỹ xảo này để bán được giá tốt, nếu không muốn bán giá sàn.
Khi gặp kỹ xảo "rải đinh", NĐT nên để ý giá khớp dự kiến. Nếu muốn mua, nên đặt trên giá khớp dự kiến 300 đồng đến 500 đồng là có thể mua được. Nếu muốn bán, nên đặt giá bán dưới giá khớp dự kiến 300 đồng đến 500 đồng là có thể bán được. Tuy nhiên, khi có NĐT nào đó hứng lên đặt mua CP ngay giá trần hoặc bán CP ngay giá sàn thì kỹ xảo 5 và 6 hoàn toàn mất tác dụng.
7. "Rải đinh" để khớp mua giá thấp:
Khi TTCK không "nóng" thì kỹ xảo này rất có tác dụng. Kỹ xảo này có đặc điểm là không đặt mua tất cả lượng CP muốn mua ở một mức giá, mà rải ra vài mức giá. Đây là sự lợi dụng nguyên tắc so sánh các sổ lệnh để khớp lệnh ở mức giá gần nhất. Ví dụ, bên bán có 5.000 CP bán ở giá sàn 24.900 đồng; nếu bên mua đặt 2.000 CP giá trần 27.500 đồng thì thị trường sẽ khớp giá tham chiếu 26.200 đồng. Song nếu bên mua lại đặt mua 1.500 CP giá trần 27.500 đồng; 200 CP ở giá 27.400 đồng; 200 CP ở giá 27.300 đồng và 100 CP ở giá sàn 24.900 đồng thì người mua sẽ được mua giá sàn.
8. "Rải đinh" để khớp bán giá cao:
Có trường hợp CP khớp giá 33.600 đồng, nhưng vẫn còn dư mua tại giá 44.100 đồng. Trong trường hợp này, nếu người bán tinh ý thực hiện "rải đinh" ở giá bán 44.100 đồng thì CP đó sẽ chuyển sang khớp tại giá 44.100 đồng. Người bán sẽ bán được CP với giá cao hơn 500 đồng so với cách không dùng kỹ xảo. Do đó, khi muốn bán CP, nên quan sát đặt nhiều mức giá để khớp được giá tốt nhất.
Kỹ xảo 7 và 8 đòi hỏi NĐT phải nhanh mắt và có trí nhớ tốt để "rải đinh" chuẩn xác. Các kỹ xảo 5, 6, 7, 8 nhằm giúp NĐT mua, bán CP theo giá tốt nhất và không gây hại cho môi trường đầu tư.
Một số chiến thuật của những nhà kinh doanh cổ phiếu lớn tại thị trường Mỹ.
Những chiến thuật này được đúc kết trong cuốn “Lessons from the Greatest Stock Traders of All Time” - tạm dịch “Những bài học từ những nhà kinh doanh cổ phiếu thành công nhất” của John Boik, và cuốn “The 21 rrefutable Truths of Trading”, tạm dịch “21 sự thật về kinh doanh cổ phiếu” của John Hayden.
Chiến thuật kinh doanh “không cảm xúc” và “phân tích cơ bản” của Bernard Baruh Bernard Baruh, xuất thân là nhân viên văn phòng của một công ty môi giới chứng khoán, là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công. Ông kiếm được bộn tiền nhờ vào dự đoán sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 1907 và 1929. Không chỉ là một nhà kinh doanh cổ phiếu thành công, ông còn làm việc cho chính phủ của Tổng thống Woodrow Wilson.
Bernard Baruh quan niệm rằng thị trường chứng khoán phản ảnh tình hình kinh tế, chứ thị trường chứng khoán không quyết định được nền kinh tế. Và ông cũng tin tưởng mãnh liệt rằng, kết quả kinh doanh được quyết định bởi tâm lý của những người kinh doanh cổ phiếu. Ông sử dụng cái đầu “lạnh”, chứ không để cảm xúc len vào khi kinh doanh chứng khoán. Ông là người đầu tiên đưa ra chiến lược phân tích cơ bản trong kinh doanh. Trong đó ông nhấn mạnh đến ba yếu tố: độ lớn tài sản của công ty, giá trị của sản phẩm đối với người mua, và năng lực của ban lãnh đạo, trong việc chọn cổ phiếu của mình.
Chiến thuật “Kim tự tháp” và “Thăm dò” của Jess Livermore
Jess Livermore, xuất thân từ nhân viên của một công ty chứng khoán, là người có những chuỗi thành công và cả thất bại lớn trên thị trường kinh doanh chứng khoán. Ông cũng kiếm được cả núi tiền nhờ vào việc tiên đoán sự sụp đổ của thị trường vào năm 1907 và 1929. Tuy vậy, năm 1940, ngay sau khi ông viết cuốn sách nổi tiếng “How to Trade in Stocks”, ông bị thất bại, phá sản và tự tử.
Chiến thuật “Kim tự tháp” do ông phát triển: mua vào nhiều hơn những cổ phiếu đang tăng giá và bán ra những cổ phiếu đang rớt giá, là một trong những chiến thuật được các nhà kinh doanh cổ phiếu áp dụng cho đến bây giờ.
Chiến thuật thứ hai là chiến thuật “Thăm dò”. Trong chiến thuật này ông sẽ thực hiện việc mua có tính cách thăm dò một số cổ phiếu. Sau một thời gian ngắn, dựa vào hiệu quả lợi nhuận của những cố phiếu thăm dò này, hoặc là ông bán hẳn; còn không thì sẽ mua thật nhiều để đưa vào kim tự tháp của mình.
Jess Livermore, cũng giống như phần lớn các nhà kinh doanh cổ phiếu lớn khác, quyết định dựa vào nghiên cứu và phân tích của bản thân, chứ ít khi dựa vào tư vấn của các chuyên gia, hay các công ty tư vấn.
Chiến thuật “kinh doanh tập trung” và “hành động nhanh” của Gerald M. Loeb
Thừa hưởng một lượng tài sản lớn, Gerald Loeb có nhiều thuận lợi hơn các nhà kinh doanh, đầu tư khác.
Một điều khá lý thú là vào năm khi Benjamin Graham - một trong những “ông tổ” về đầu tư, viết cuốn “Phân tích chứng khoán”, kêu gọi các nhà đầu tư mua cổ phiếu và giữ lại để được nhận giá trị thật của cổ phiếu trong tương lai, thì Gerald M. Loeb viết cuốn “Chiến đấu cho sự tồn tại trên trị trường chứng khoán” với quan điểm hoàn toàn đối nghịch.
Ông quan niệm rằng, các nhà kinh doanh phải hết sức năng động trong việc mua bán, và thị trường là chiến trường. Trái với quan điểm truyền thống của đầu tư là đa dạng hóa danh mục đầu tư, chiến thuật của ông là “kinh doanh tập trung”, tức là chỉ mua một số loại cổ phiếu sau khi đã lựa chọn kỹ càng và chấp nhận rủi ro của những cổ phiếu đó.
Chiến thuật thành công thứ hai của ông là “hành động nhanh”. Ông luôn quyết định mua và bán thật nhanh trước khi những diễn biến lớn xảy ra.
Chiến thuật “Kỹ thuật và cơ bản” và “lý thuyết hộp” của Nicolar Darvas
Nicolar Darvas là một nhà kinh doanh nghiệp dư. Nghề nghiệp chính của ông là vũ công. Thế nhưng, với sự tập trung cao độ vào kinh doanh, ông đã kiếm được 2 triệu đô la, đó là số tiền lớn vào những năm 50 của thế kỷ trước.
Ông là người phát triển lý thuyết hộp. Theo lý thuyết này, giá cổ phiếu lên và xuống trong những giới hạn nhất định, và tạo ra một cái “hộp”. Đến một thời điểm nào đó, giá của cổ phiếu sẽ vượt qua cái hộp này, và tạo ra một cái “hộp” mới. Mua vào những cổ phiếu ngay giai đoạn nó thoát ly cái hộp cũ sẽ tạo ra những lợi nhuận cao.
Ông cũng là người đề ra phương pháp phân tích kỹ thuật - phối hợp với cơ bản. Tuy quan tâm cả hai, nhưng ông nghiêng về yếu tố kỹ thuật - chuyển động của giá, và số lượng cổ phiếu mua bán - hơn là yếu tố cơ bản - tình hình kinh doanh và năng lực quản lý cảu nguồn vốn
Chiến lược CANSLIM của William J. O’Neil
Xuất thân là một người môi giới chứng khoán, William O’Neil trở thành nhà kinh doanh thành công và vẫn tiếp tục kinh doanh cho đến bây giờ.
Ông là người sáng lập tờ Investor’s Business Daily và viết nhiều sách về đầu tư và kinh doanh cổ phiếu. Ông là người phát triển lý thuyết kinh doanh chứng khoán gọi là CANSLIM. Theo lý thuyết này của ông, giá một cổ phiếu sẽ chuẩn bị tăng khi có một hay nhiều đặc điểm sau đây:
C - Current Quarter: Lợi nhuận trong quí tăng trưởng ít nhất 25%.
A - Annual Earning: Lợi nhuận năm tăng trưởng so với ba năm trước ít nhất 25%.
N - New Factors: Yếu tố mới, chẳng hạn sản phẩm mới, quản lý mới.
S - Supply and Demand: Khi lượng cổ phiếu giao dịch tăng cao.
L - Leader or Laggard: Giá cổ phiếu đi theo khuynh hướng những cổ phiếu hàng đầu.
I - Institutional Sponsorship: Khi các nhà đầu tư tổ chức mua và sở hữu.
M - Market Direction: Khi có 75% số cổ phiếu trên thị trường đi theo xu hướng của nó.
Những điểm quan trọng
Mặc dù những nhà kinh doanh thành công có những chiến thuật, chiến lược khác nhau nhưng họ chia sẻ những điểm chung sau:
- Cần có một khoản tiền dự trữ đề phòng những rủi ro. Khoản dự trữ này sẽ giúp nhà kinh doanh tiếp tục kinh doanh chứ không thụ động phụ thuộc vào kết quả của những “phi vụ trước.
- Cắt lỗ càng sớm càng tốt. Khi đã lỡ mua cổ phiếu bị xuống giá, cắt ngay. Không bao giờ giữ cố phiếu đang giảm giá và chờ giá sẽ cao trở lại.
- Mua giá cao và bán giá cao hơn. Để kinh doanh thành công, không chỉ là mua thấp bán cao, mà còn là mua giá cao và bán ra cao hơn.
- Đôi khi rút khỏi thị trường. Không phải lúc nào nhà kinh doanh cũng thành công, mà phải biết rút khỏi thị trường.
O’Neil, Darvas và Loeb thường không thích tham gia thị trường đang xuống giá, trong khi đó Livermore lại không tham gia khi thị trường đều đặn, bình ổn.
- Mua tập trung chứ không nên đa dạng hóa danh mục đầu tư.
- Quan tâm đặc biệt đến khối lượng giao dịch và giá. Đối với những nhà kinh doanh cổ phiếu, hai chỉ số này quan trọng hơn bất cứ chỉ số nào, kể cả P/E, các loại tỷ suất lợi nhuận.
- Sau khi thực hiện các phi vụ, phải bỏ thời gian phân tích để rút kinh nghiệm, tại sao mình thua hay thắng phi vụ đó.
- Cống hiến toàn thời gian. Để kinh doanh thành công, phải dành công sức, thời gian. Ngay cả trường hợp Darvas là vũ công nhưng cũng dành một thời gian lớn hàng ngày (trên 8 tiếng) để theo dõi và thực hiện việc kinh doanh.
- Thực hiện các cuộc nghiên cứu phân tích độc lập, các nhà kinh doanh cổ phiếu thành công phải biết tự nghiên cứu và phân tích, không nên dựa vào ý kiến tư vấn của người khác.
- Quyết định dựa vào dữ kiện, không dựa vào cảm xúc. Ví dụ như nhà kinh doanh không tiếc khi phải bán ra cổ phiếu, không quá mừng rỡ mà bán lúa non khi giá cổ phiếu vẫn còn đang lên.
- Quan trọng nhất là phải chấp nhận rủi ro. Một chiến lược đầu tư gọi là hiệu quả khi có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cao lợi nhuận. Trong khi đó, các chiến lược kinh doanh hầu như phải chấp nhận mức rủi ro cao vì chính rủi ro cao đó là nguồn gốc của lợi nhuận cao. Nhà kinh doanh vì vậy phải chấp nhận những phi vụ thất bại, và đừng nên kỳ vọng rằng lúc nào họ cũng thắng được thị trường.
                                                                                                                      30-06-2016  ////////////////////////y òn/////////////

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Chuyện ông lão bẫy gà tây và nguyên tắc vàng chốt lãi khi thị trường tăng điểm

Ông lão bẫy gà tây đã quyết định chỉ bắt 8 con gà tây dù tổng đàn lên đến 10 con và ngày càng khấm khá. Vì sao lại vậy và chúng ta có thể áp dụng kinh nghiệm này ra sao trong chứng khoán?

Những ngày tết đến xuân về, những dịp kỷ niệm đặc biệt nào đó, nhà đầu tư vẫn thường hay chúc nhau: Mua đúng đáy, bán trúng đỉnh.
Chúc nhau như vậy bởi họ cho rằng, để mua được đúng đáy, bán được trúng đỉnh thì ngoài tư duy phân tích cổ phiếu, thị trường còn có yếu tố may mắn nữa.
Mà, yếu tố may mắn, nó cũng như xổ số. Không phải lúc nào cũng có. Xác suất mua được đáy, bán được đỉnh rất thấp. Vậy, nên bán lúc nào?
Câu hỏi này trở nên cấp thiết hơn khi VnIndex đã tăng mạnh 2 phiên gần đây. Thị trường chứng khoán 2 phiên cuối tuần đang trong trạng thái hứng khởi hiếm có. Một khi thiên hạ hứng khởi đi mua, bạn lại vội vàng đi bán và tiếc hùi hụi nếu thị trường tăng tiếp thì đó có lẽ là nỗi buồn lớn nhất-dù bạn đã có lãi đáng kể.
Câu chuyện ông lão bẫy gà tây
Truyện này sưu tầm thôi. Trong dân gian đã lâu và giới đầu tư cũng đã truyền tai, truyền tay nhau như một bài học đầu tư.
Truyện kể rằng có một ông lão bẫy gà tây. Ông ta vào rừng, chọn được một chỗ gà tây thường đi qua để kiếm ăn.Ông ta dựng một cái bẫy sập, một đầu dây nối với cái que ngáng giữa miệng bẫy, rồi ông ta rải dây cách đó 20 mét để khi gà vào bẫy thì ông ta kéo dây mạnh, cái cây chống bẫy sẽ đổ và nó sẽ khép miệng bẫy lại, lúc đó gà vào trong sẽ không ra được.
Chuẩn bị xong, ông ta rải bắp từ ngoài miệng vào tới bên trong bẫy, rồi ông ta về chỗ chờ, đủng đỉnh hút điếu thuốc. Rồi đến chiều thì ở có một đàn gà tây 10 con xuất hiện, nó ăn theo bắp ông lão rải.
Rồi 1 con vào bẫy. Ông ta chưa giật dây vì mong sẽ có thêm con nữa vào
2 con vào ông ta vẫn không giật mà hi vọng thêm con nữa vào
Cứ như vậy đến con thứ 9 vào bẫy ông ta vẫn không giật dây
Con thứ 10 nó cứ đứng ở giữa miệng bẫy.
Con thứ 9 ăn hết hạt bắp nó đi ra.
Ông ta nghĩ vừa nãy 9 con không giật thì giờ 8 con giật làm gì, ông ta lại chờ.
Nhưng rồi, con thứ 8 chui ra. Ông ta không giật vì nghĩ lúc nãy 8 con không giật giờ 7 con giật làm gì.
Ông ta hồi hộp chờ và hy vọng.
Con cuối cùng đi ra.
Ông ta không bắt được con gà tây nào cả.
Năm sau, sau mùa sinh nở gà nhiều vô kể. Ông lão lại mang chiếc bẫy cũ sang khu rừng mới có nhiều gà tây... Ông ta lại dựng một cái bẫy sập, một đầu dây nối với cái que ngáng giữa miệng bẫy, rồi ông ta rải dây cách đó 20 mét để khi gà vào bẫy ông ta kéo dây mạnh thì cái cây chống bẫy sẽ đổ và nó sẽ khép miệng bẫy lại, lúc đó gà vào trong sẽ không ra được.
Chuẩn bị xong, ông ta rải bắp từ ngoài miệng vào tới bên trong bẫy,rồi ông ta về chỗ chờ,đủng đỉnh hút điếu thuốc. Rồi đến chiều thì ở có một đàn gà ta 10 con xuất hiện, nó ăn theo bắp ông lão rải, rồi 1 con vào bẫy ông ta chưa giật dây vì mong sẽ có thêm con nữa vào 2 con vào ông ta vẫn không giật mà còn thêm con nữa và cứ như vậy đến con thứ 9 vào bẫy ông ta vẫn không giật dây,còn con thứ 10 nó cứ đứng ở giữa miệng bẫy,con thứ 9 ăn hết hạt bắp nó đi ra ông ta nghĩ vừa nãy 9 con không giật thì giờ 8 con giật làm gì, ông ta lại chờ.
nhưng rồi khi con thứ 8 chuẩn bị chui ra ông ta ông giật ngay...
Cứ như thế ông ngày càng trở nên khấm khá!
Lời bàn: Sau nhiều lần bẫy gà, ông nhận thấy mua qua đáy, bán qua đỉnh là hay hơn cả...
Vì sao bán qua đỉnh là hay hơn cả?
Ông lão trong câu chuyện ngụ ngôn kể trên không thể biết chắc bao nhiêu con gà sẽ sập bẫy. Còn với thị trường chứng khoán, nhà đầu tư chỉ biết đỉnh khi thị trường đã lập đỉnh và đi xuống. Chưa nhìn thấy đỉnh, bạn sẽ không thể biết đâu là đỉnh của thị trường.
Vì thế, một nguyên tắc mua, bán mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn thường làm là: Điểm bán tốt nhất là bán sau đỉnh. Như ông lão bẫy gà tây, ông ngày càng khấm khá hơn khi ông biết giật bẫy (chốt lãi) khi lượng gà tây sau khi tăng lên (từ 0 đến 9) đã bắt đầu giảm xuống (còn 8).
Dựa trên kinh nghiệm mua, bán được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng, thậm chí, nhiều công ty chứng khoán đã xây dựng cả điểm cảnh báo mua, bán theo nguyên tắc này. Dưới đây là mô tả điểm mua-điểm bán theo cảnh báo mua, bán ở vùng giá tối ưu nhất mà các công ty chứng khoán đang sử dụng:
Một lần nữa, VnIndex đã tăng mạnh 2 phiên cuối tuần qua. Kinh nghiệm bán ở vùng đỉnh mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng như thế nào đã được chúng tôi trình bày trong câu chuyện ngụ ngôn và phần diễn giải nói trên.
Chúc quý nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn nhất cho mình.

--------------y òn-----------------

3 cách kiếm tiền mặc thị trường chứng khoán tốt hay xấu

Đây là nhận định của ông David Jensen, Chuyên gia tài chính - chứng khoán tại Hội thảo Super Investors Day 2012 do Vinabull phối hợp với Le Bros, Info TV tổ chức (16/2/2012).
Hình ảnh 3 cách kiếm tiền mặc thị trường chứng khoán tốt hay xấu số 5
ông David Jensen, Chuyên gia tài chính - chứng khoán 
Theo ông David Jensen, muốn kiếm lời từ TTCK bất kể điều kiện thị trường tốt hay xấu, có 3 điều cần thực hiện.
1-Không để mất tiền: Đây là nguyên tắc khó làm nhưng cần tuân thủ. Muốn thế, nhà đầu tư cần phân biệt đầu tư với đầu cơ và đừng nên đầu cơ. Nghĩa là nhà đầu tư không được để mình rơi vào rủi ro cao và cần tìm mọi cách để bảo toàn vốn tham gia.
Có nhiều cách để nhà đầu tư giảm rủi ro, bảo toàn được vốn. Trong đó, quan trọng là mua bán cân nhắc, có tìm hiểu kỹ càng về doanh nghiệp và nên chủ trương nắm giữ cổ phiếu lâu dài.
2-Giảm chi phí giao dịch: Để kiếm lời từ TTCK, giảm chi phí là cách cần nghĩ đến. Nhà đầu tư có thể giảm chi phí giao dịch bằng cách đừng giao dịch thường xuyên và đừng dùng ký quỹ. Vì ký quỹ là dùng vốn đánh cược. Nếu thị trường xuống, nhà đầu tư không thể chủ động về giá bán. Ngoài ra, ký quỹ đòi hỏi khoản đầu tư phải tăng ít nhất 25%/năm mới hòa vốn.
Để giảm chi phí và tránh rủi ro, đa dạng hóa danh mục đầu tư là cách hữu hiệu. Nếu nhà đầu tư không có thời gian tìm hiểu về cổ phiếu, hãy mua chứng chỉ quỹ, hoặc đầu tư theo chỉ số
3-Đầu tư có kế hoạch: Muốn kiếm lời từ TTCK, hãy đầu tư có kế hoạch, tức hãy viết ra kế hoạch, đừng nghĩ trong đầu. Thực tế, việc đầu tư có kế hoạch giúp nhà đầu tư kiểm soát được tình hình, tránh cảm tính. Nhưng một kế hoạch đầu tư cần phải chi tiết, bao quát.

Cụ thể, nhà đầu tư cần vạch kế hoạch trên cơ sở hiểu rõ về doanh nghiệp, như biết được mức độ và định hướng tăng trưởng của doanh nghiệp, biết rõ phong cách lãnh đao… Lưu ý những thông tin này không cần quá chuyên môn. Chỉ cần thông tin có thể hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định là ổn. Ngoài ra, một kế hoạch đầu tư phải chỉ ra được cơ sở lựa chọn đầu tư; Chiến lược chốt lời, Kế hoạch điều chỉnh mục tiêu ra sao...


 ---------------------yon-----------------

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

CHỈ SỐ P/E NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT?

CHỈ SỐ P/E NHƯ THẾ NÀO LÀ TỐT?
khi đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư thường quan tâm tới chỉ số P/E qua đó quyết định danh mục đầu tư của mình. Vậy, chỉ số P/E cao hay thấp thì tốt?
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập – Price-earning ratio (P/E): là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:
Trong đó :
giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại.
thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
Trong hầu hết các trường hợp, việc tính toán tỷ lệ P/E đều có sử dụng tới chỉ số EPS của 4 quý trước. Điều này được hiểu như là một dấu hiệu của P/E. Tuy nhiên, cũng có lúc chỉ số EPS được lấy từ việc ước tính lợi nhuận kì vọng cho 4 quý tiếp theo. P/E tính theo cách này được gọi là P/E định hướng hay P/E kế hoạch. Một cách tính khác cũng thường được thấy là sử dụng EPS của hai quý trước đó hoặc ước tính cho hai quý tiếp theo.
EPS (Earning Per Share) là thu nhập trên mỗi cổ phiếu: là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.
Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác
Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số P/E:
Qua đây, thấy được các yếu tố có thể tác động làm thay đổi P/E như là:
Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức – g
Tỷ lệ chi trả cổ tức – b
Mức cổ tức được trả - DIV
Tỷ suất sinh lợi đòi hỏi – r
Ngoài ra, tỷ suất sinh lợi đòi hỏi r theo mô hình CAPM còn chịu ảnh hưởng của hệ số , tỷ suất sinh lợi thị trường rm , lãi suất phi rủi ro rf qua công thức:
r = rf + ( rm – rf )
Ngoài những yếu tố trên, còn có các yếu tố khác như: P/E toàn thị trường, P/E toàn nghành, đòn bẩy tài chính và một số chỉ số tài chính khác như ROA, ROE, D/E,… (Các yếu tố sẽ được phân tích kĩ hơn trong phần tiếp theo của bài viết này)
Với các điểm căn bản đó, vậy làm sao để biết được chỉ số P/E như thế nào là tốt?
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai, cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp, dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Nhưng các nhà quản trị tài chính, nhà đầu tư có nên vui mừng không khi cổ phần của công ty đang được bán ở mức P/E cao??? Câu trả lời: thường là có. Tuy nhiên, như đã đề cập tới các yếu tố tác động tới P/E ở trên, tỷ số P/E cao có thể không phải là vì giá thị trường của cổ phần ở hiện tại cao mà do thu nhập EPS của công ty đang ở mức thấp, có thời kỳ EPS có thể bằng không ( EPS = 0 ). Điều đó cho thấy khả năng sinh lời của công ty thấp hay là hiện giá các cơ hội tăng trưởng PVGO không cao ( những chỉ số tài chính sẽ cho những điều này một cách rõ ràng nhất ).
Ngược lại, khi P/E thấp có thể do EPS tăng cao chứ không hẳn là do cổ phần được định giá thấp trên thị trường. Điều này cho thấy rằng, công ty đã đạt tới mức tăng trưởng đều và ổn định không còn tăng mạnh như thời kỳ đầu. Hoặc, cũng có thể do giá thị trường hiện tại của cổ phiếu thấp. Đơn giản là vì các nhà đầu tư không nghĩ là các công ty đó có tiềm năng và không đẩy giá lên nữa. Do đó P/E sẽ thấp. Cũng có trường hợp công ty hoạt động tốt nhưng lại có chỉ số P/E thấp là do thị trường không đánh giá cao hay người đầu tư chưa hiểu biết nhiều về công ty.
Một ví dụ điển hình là tập đoàn Microsoft. Vài năm trước đây, khi mà tập đoàn này tăng trưởng ngoạn mục, và có tỷ lệ P/E trên 100. Ngày nay, Microsoft là một trong những công ty lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên thu nhập và lãi của công ty này không thể duy trì với tốc độ tăng trưởng như trước đây. Kết quả là, tháng 6/2002 tỷ lệ P/E của tập đoàn đã giảm xuống mức 43. Sự sụt giảm tỷ lệ P/E là điều hết sức bình thường khi các công ty có tốc độ tăng trưởng ở mức cao vào giai đoạn mới hình thành, củng cố được vị thế và danh tiếng của mình sau đó chuyển thành các công ty bluechips.
Sẽ rất khó để có thể quyết định rằng một chỉ số P/E nào đó là cao hay thấp nếu như không tính toán hai nhân tố chính:
Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng của công ty- Công ty đó đã phát triển như thế nào trong quá khứ và tốc độ tăng trưởng này có được kỳ vọng sẽ tăng lên, hay ít nhất là cũng sẽ duy trì không đổi trong tương lai hay không? Rõ ràng là không ổn nếu như trước đây công ty có mức tăng trưởng là 5 nhưng lại có tỷ lệ P/E ở mức trung bình. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng kế hoạch không điều chỉnh lại hệ số P/E, khi đó giá cổ phần sẽ cao hơn giá trị thực. Trong trường hợp này, tất cả những gì bạn phải làm là tính toán chỉ số P/E sử dụng EPS kế hoạch.
Thứ hai là yếu tố ngành kinh doanh- việc so sánh các công ty với nhau chỉ thực sự hữu dụng khi các công ty đó nằm trong cùng một ngành kinh doanh. Ví dụ, các doanh nghiệp hay thực thể kinh doanh thường có số nhân (multiple) thấp bởi các doang nhgiệp này hoạt động trong ngành kinh doanh có tốc độ tăng trưởng thấp và tương đối ổn định. Ngược lại, ngành công nghệ là một ngành có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc và liên tục có sự đổi mới. Việc so sánh các công ty công nghệ này so với các thực thể kinh doanh nói trên sẽ chẳng cho bạn thấy được điều gì. Bạn chỉ nên so sánh các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành kinh doanh, hoặc so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu bình quân ngành.
Nếu một công ty có hệ số P/E cao hơn mức trung bình của toàn bộ thị trường mức bình quân ngành, điều này có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng tốt của công ty trong một thời gian tới, có thể là vài tháng hoặc vài năm nữa. Một công ty có hệ số P/E cao cuối cùng sẽ phải “xứng đáng với kì vọng của thị trường” thể hiện thông qua sự tăng trưởng lớn về lợi nhuận hoạt động, nếu không chắc chắn giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm.
Tóm lại, P/E chỉ là chỉ số tĩnh dùng để phân tích việc mua bán cổ phiếu trong hầu hết các trường hợp, không nên coi nó là nhân tố chính để quyết định mua hay bán một cổ phiếu nào đó. Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không nói lên điều gì khi không so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.
y òn ..................7/3/2016

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
 I. SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (TTCK)VIỆT NAM
1. Các chủ thể:
1.1. Ủy ban chứng khoán nhà nước
1.2. Sở giao dịch CK
1.3. Trung tâm lưu ký
1.4. Công ty CK
1.5. Ngân hàng thanh toán, ngân lưu ký
1.6. Tổ chức phát hành
1.7. Nhà đầu tư
2. Hàng hóa:
2.1. Cổ phiếu
2.2. Trái phiếu
2.3. Chứng chỉ quỹ
II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH GIAO DỊCH CỔ PHIẾU, CHỨNG CHỈ QUỸ
1. Thời gian giao dịch:
Phương thức giao dịch
HOSE
HNX
UPCOM
Giao dịch khớp lệnh
9h-9h15: Mở cửa
9h-11h30, 13h-14h15: Liên tục
9h-11h30, 13h-14h15: Liên tục
9h15-11h30, 13h-13h45: Liên tục
13h45-14h: Đóng cửa
Giao dịch thỏa thuận
9h-11h30,
13h-14h
9h-11h30,
13h-14h15
9h-11h30,
13h-14h15

2. Phương thức giao dịch:
2.1. Giao dịch khớp lệnh:
- Khớp lệnh định kỳ: Thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định
- Khớp lệnh liên tục: Thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch
2.2. Giao dịch thỏa thuận: Là phương thức giao dịch trong đó các thành viên tự thỏa thuận với nhau về khối lượng và giá giao dịch.
3. Nguyên tắc khớp lệnh:
3.1. Ưu tiên về giá
3.2. Ưu tiên về thời gian
4. Đơn vị giao dịch:
Phương thức giao dịch
HOSE
HNX
UPCOM
Giao dịch khớp lệnh
- Bội số của 10
- Lớn nhất là 19.990
- Bội số của 100
- Bội số của 100
Giao dịch thỏa thuận
>=20.000
>=5000 hoặc từ 1-99
>=10
5. Đơn vị yết giá:
5.1. Giao dịch khớp lệnh:
HOSE
HNX
UPCOM
Giá <=49.900: 100đ
100đ
100đ
50.000<=Giá<99.500đ
Giá >=100.000đ: 1000đ

5.2. Giao dịch thỏa thuận: Không quy định
6. Giá tham chiếu:
6.1. Thông thường:

HOSE
HNX
UPCOM
Giá đóng cửa ngày giao dịch liền trước
Bình quân gia quyền các giá thực hiện phương thức khớp lệnh liên tục của 15 phút cuối của ngày giao dịch liền trước
Bình quân gia quyền các giá thực hiện phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch liền trước

6.2. Ngày đầu tiên:
Do tổ chức phát hành và đơn vị tư vấn đề xuất và được Sở DGCK phê duyệt
7. Biên độ dao động giá:
7.1. Thông thường:

HOSE
HNX
UPCOM
+- 5%
+- 7%
+- 10%

Ngày đầu tiên giao dịch:

HOSE
HNX
UPCOM
+- 20%
+- 30%
+- 40%

8. Các loại lệnh:

HOSE
HNX
UPCOM
-         Lệnh LO
-         Lệnh ATO
-         Lệnh ATC
-         Lệnh MP
- Lệnh LO
- Lệnh LO

8.1. Lệnh LO:
- Là lệnh mua, bán tại một mức giá xác định hoặc giá tốt hơn
- Hiệu lực của lệnh: Có giá trị trong cả phiên giao dịch
8.2. Lệnh ATO:
- Là lệnh mua, bán tại mức giá mở cửa (đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa của HOSE)
- Hiệu lực:      + Chỉ có giá trị trong đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa
                        + Được ưu tiên khớp lệnh trước so với các lệnh giới hạn (lệnh LO)
8.2. Lệnh ATC:
- Là lệnh mua, bán tại mức giá đóng cửa (đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa của HOSE)
- Hiệu lực:   + Chỉ có giá trị trong đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa
                + Được ưu tiên khớp lệnh trước so với các lệnh giới hạn (lệnh LO)

8.3. Lệnh MP:
- Là lệnh mua ck tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán ck tại mức giá cao nhất hiện có trên thị trường
- Chỉ được áp dụng trong thời gian khớp lệnh liên tục.
9. Hủy lệnh, sửa lệnh:

HOSE
HNX
UPCOM
- Đợt khớp lệnh định kỳ: Ko được hủy lệnh đã đặt cùng đợt khớp lệnh đó
- Đợt khớp lệnh liên tục: Được hủy lệnh
- Không được sửa lệnh
Được hủy, sửa lệnh
Được hủy, sửa lệnh

10. Tổng hợp quy định giao dịch:

Sàn giao dịch
HOSE
HNX
UPCOM
Phiên sáng
- Đợt 1: 9h-9h15: Định kỳ
- Đợt 2: 9h15-11h30: Liên tục
9h-11h30
9h-11h30
Phiên chiều
- Đợt 1: 13h-13hh45: Liên tục
- Đợt 2: 13h45-14h: Định kỳ
13h-14h15
13h-14h15
Biên độ giá
+- 5%
+- 7%
+- 10%
Loại lệnh
LO, ATO, ATC, MP
LO
LO
Đơn vị yết giá
Giá <=49.900: 100đ
50.000<=Giá<99.500đ
50.000<=Giá<99.500đ
100đ
100đ
Khối lượng
giao dịch
Chẵn 10 CP, <=19.990
Chẵn 100 CP
Chẵn 100 CP
Khối lượng giao dịch thỏa thuận
>=20.000
>=5000 hoặc từ 1-99
>=10
Hủy, sửa lệnh
Không được sửa lệnh
Không được



III.CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHUYỂN QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN CK

1. Các loại quyền:
- Nhận cổ tức bằng tiền
- Nhận cổ tức bằng cổ phiếu
- Phát hành cổ phiếu (thêm, thưởng)
- Lấy ý kiến cổ đông
2. Ngày giao dịch không hưởng quyền
- Bên mua: Không có quyền lợi liên quan
- Bên bán: Vẫn được hưởng tất cả các loại quyền
3. Ngày đăng ký cuối cùng (ĐKCC):
Ngày tổ chức phát hành chốt danh sách cổ đông được hưởng quyền
4. Điều chỉnh giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền:
- Nguyên lý: Xác định tổng số tiền bỏ ra mua cổ phiếu và tổng số cổ phiếu nhận được -> Tính ra giá cổ phiếu được điều chỉnh.
5. Chu kỳ thanh toán: 


    
IV. GIỚI THIỆU CÁCH THỨC XEM BẢNG ĐIỆN TỬ:

V.KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ:
1. Sai lầm thường gặp:
- Không chốt lãi hoặc cắt lỗ đúng lúc
- Đầu tư theo đám đông
- Hưng phấn hoặc sợ hãi thái quá
- Đầu tư dàn trải hoặc quá tập trung
2. Các bước tiến hành đầu tư
- Xác định mục tiêu (kỳ vọng) đầu tư
- Xây dựng danh mục đầu tư
- Tìm kiếm và phân tích thông tin
- Ra quyết định mua bán
- Rút kinh nghiệm
----------y òn-------------------