Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Các loại Lệnh Đặt trong Chứng khoán LO, MP, ATO, ATC, MTL, MOK, MAK

Bài viết dưới đây mình xin giới thiệu 1 loạt các Khái niệm cơ bản có liên quan đến các loại Lệnh Chứng khoán được đặt mua bán. Bài viết là 1 phần nhỏ bổ trợ và làm rõ hơn bài viết Cách xem Bảng giá Chứng khoán. Cụ thể:
Trong ảnh: Bảng giá Phân bố Thời gian các Phiên Khớp lệnh kèm các Lệnh được đặt trong Phiên Giao dịch đó tại từng sàn (Link gốc ảnh)
Để rõ hơn bạn nên bấm “Link gốc ảnh” cuối ảnh, chúng ta dễ thấy “Lệnh LO” ở bất kỳ Phiên nào hay sàn nào cũng đều được dùng. Và trong thực tế đã chứng minh 95% Lệnh đặt trên Thị trường Chứng khoán là đến từ Lệnh này. Nên thực ra về cơ bản đôi khi bạn nắm vững lệnh này là được. Các lệnh sau mình vẫn sẽ giới thiệu chi tiết kèm ví dụ để các bạn biết và hiểu thêm.
—————————————————————
Lệnh Giới hạn – Lệnh LO
– Khái niệm: LO là viết tắt của 2 chữ Tiếng Anh – Limit Order tức là Lệnh Giới hạn. Vậy Lệnh Giới hạn là gì và tại sao lại có tên như vậy?Chúng ta cũng xét đến tính Giới hạn của Lệnh này thông qua 1 ví dụ nhỏ ngoài đời như sau:
– Ví dụ về Tính Giới hạn: cách đây 1 tuần thì chiếc Điện thoại Samsung Galaxy Note của mình dạo này hơi tậm tịt và có thể là do dùng lâu nên như vậy. Lại nhớ rằng hôm nọ có đứa bạn Cấp 3 cũ mới khoe là nó vừa mua 1 chiếc Điện thoại iPhone mới qua Facebook. Mình hay xài Samsung và giờ cũng muốn thử đổi xem là Apple iPhone nó ra sao mà nhiều người xài vậy. Quyết định bắt máy gọi điện hỏi cậu bạn đó với ý định tham khảo giá cả và các điều kiện khác trước khi mua và nhận được câu trả lời: “Tớ vừa mua con này giá 17,5 triệu đồng, mới ra, dùng được lắm. Cậu có thể ra cửa hàng … mà mua xem sao. Chắc giá vẫn quanh quanh tầm đó”. Như vậy mình đã có thông tin sơ bộ và quyết định cầm 18 triệu đồng theo để nếu có lên giá chút thì vẫn sẽ mua. Khi đến nơi thì chủ cửa hàng có thông tin lại: “Cái này mới ra, đợt này hàng về hơi ít nên giá mới lên lại chút là 17,7 triệu đồng“. Sau đó thì mình ok và chấp nhận mua giá này – 17,7 triệu đồng và thanh toán hết đúng từng đó. Sau giao dịch thì Tài sản của mình thay vì 18 triệu đồng đã thành 1 chiếc Apple iPhone mới và 300 ngàn đồng.
Trong ảnh: Chiếc iPhone mình định mua, cầm 18 triệu đồng theo và Cửa hàng công bố giá bán 17,7 triệu đồng (Link gốc ảnh)
– Phân tích Tính giới hạn trong ví dụ: Mình cầm 18 triệu đồng đi trước khi đến cửa hàng thì tức là tối đa mình sẽ mua đến 18 triệu đồng, và nếu cửa hàng công bố giá bán cao hơn 18 triệu đồng như 18,2 triệu đồng thì mình sẽ không mua vì 18 triệu đồng cầm theo theo tức là Giá tối đa mà mình chấp nhận Mua. Tuy nhiên nếu cửa hàng (Tức Người Bán) công bố giá bán thấp như trong ví dụ là 17.7 triệu đồng thì mình sẽ thanh toán với giá thấp hơn là … 17,7 triệu đồng thôi. Chứ không ai khi cửa hàng bảo 17,7 triệu đồng lại “Tôi cứ thích mua đúng giá 18 triệu đồng đó”. Xin nhắc lại ở đây, Bảng giá Chứng khoán được xây dựng ở đây trên nguyên tắc Kinh tế học thông thường nên cứ giá tốt hơn thì giao dịch. Ngược lại khi mua xong chiếc Apple iPhone mới thì giờ bạn mình bán đi chiếc cũ Samsung Galaxy Note, suy nghĩ đơn giản của mình là 2,5 triệu đồng là bán được, nhưng khi hỏi vài cửa hàng thì có 1 cửa hàng mua cho mình chiếc đó cao nhất là … 2,7 triệu đồng. Và mình quyết định bán giá tốt hơn này. Tổng hợp lại, Tính giới hạn là mức tối đa người giao dịch muốn mua bán nhưng có giá tốt hơn giá bạn mong muốn thì càng tốt và sẽ giao dịch thành công giá đó. Tức là Giá đặt lệnh và Giá giao dịch thành công đôi khi là không giống nhau.
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán giả định với duy nhất mã AAA trước và sau khi thực hiện Lệnh mua 2.000 cp AAA giá 33,1 (Link gốc ảnh)
Trong ảnh nói trên mình có mô phỏng Bảng giá Chứng khoán giả định với riêng mã AAA trước và sau khi mình Đặt 1 Lệnh Mua 2.000 cp giá 33,1 ngàn đồng. Một số khái niệm cần giải thích thêm trong ảnh trên:
+ Cột “Bán” ở vị trí khoanh tròn số 4: ở đây được hiểu là những người muốn bán và chưa bán được. Giống như các cửa hàng đang trưng bầy Điện thoại ra và chào bán giả dụ chiếc Apple iPhone mới với giá 17.7 triệu đồng hay 17,8 triệu đồng hay 17,9 triệu đồng hay … và chưa bán được hoặc chưa bán hết được. Dưới cột “Bán” ta thấy các cột con như “G1″ tức là Giá 1 hay Giá bán thấp nhất bên bán (Vì khi bất kỳ ai đi mua thì theo nguyên tắc kinh tế đều sẽ chọn cửa hàng Giá bán thấp nhất nên là tốt nhất với người mua). Trong hình ảnh phần trước khi đặt lệnh thì Giá bán thấp nhất của AAA (G1) là 33 ngàn đồng. Còn cột con “KL1″ là tổng khối lượng muốn bán tại mức Giá 1.  Trong ảnh phần trước khi đặt lệnh thì Khối lượng Bán tại mức Giá 33 ngàn đồng là 5.630 cổ phiếu. Tương tự cột con “G2″ và “KL2″ là Giá bán thấp thứ 2 bên bán (Là ưu tiên thứ 2 với người mua, người mua sẽ chọn cửa hàng bán thấp nhất, nếu cửa hàng đó hết hàng, thì sẽ sang cửa hàng bán thấp thứ 2). Trong hình ảnh lần lượt sẽ là G2 – 33,05 ngàn đồng và KL2 – 2.100 cổ phiếu. Tượng tự là cột con “G3″ và “KL3″ lần lượt là G3 – 33,1 ngàn đồng và KL3 – 11.880 cổ phiếu.
+ Cột “Mua” ở vị trí khoanh tròn số 5: ở đây được hiểu là những người muốn mua và chưa mua được. Giống như các cửa hàng khi thấy Điện thoại cũ của mình Samsung Galaxy Note đã chào mua là 2,5 triệu đồng hay2,6 triệu đồng hay 2,7 triệu đồng hay … và chưa mua được hoặc chưa mua hết được. Dưới cột “Mua” ta cũng thấy các cột con như “G1″ tức là Giá 1 hay Giá cao nhất bên mua (Vì khi bất kỳ ai đi bán theo nguyên tắc kinh tế đều sẽ chọn cửa hàng Giá mua cao nhất nên là tốt nhất với người bán). Trong hình ảnh phần trước khi đặt lệnh thì Giá mua cao nhất của AAA (G1) là 32.8 ngàn đồng. Còn cột con “KL1″ là tổng khối lượng muốn mua tại mức Giá 1.  Trong ảnh phần trước khi đặt lệnh thì Khối lượng Mua tại mức Giá 32.8 ngàn đồng là 120 cổ phiếu. Tương tự cột con “G2″ và “KL2″ là Giá mua cao thứ 2 bên mua (Là ưu tiên thứ 2 với người bán, người bán sẽ chọn cửa hàng mua lại cho mình giá mua cao nhất, nếu cửa hàng đó không muốn mua thêm, thì sẽ sang cửa hàng mua cao thứ 3). Trong hình ảnh lần lượt sẽ là G2 – 32,7 ngàn đồng và KL2 – 6.940 cổ phiếu. Tượng tự là cột con “G3″ và “KL3″ lần lượt là G3 – 32,6 ngàn đồng và KL3 – 12.140 cổ phiếu.
+ Cột “Khớp lệnh” ở vị trí mũi tên số 1: ở đây được hiểu là Lệnh Giao dịch thành công gần nhất với Giá, Khối lượng và Tăng giảm so với giá Tham chiếu của Lô giao dịch đó.
Quay trở lại hình ảnh, ta có thể thấy rõ ràng là có 2 phần: Phần trước khi đặt lệnh ở phía trên và Phần sau khi đặt lệnh ở phía dưới. Ở đây trong ví dụ ta thấy bên bán với mong muốn bán thấp lúc này là 33 ngàn đồngvới khối lượng là 5.630 cổ phiếu. Tuy nhiên khi đặt lệnh mình lại đặt lệnh là giá mua 33,1 ngàn đồng tức là giá Mua của mình còn cao hơn cả Giá muốn bán thấp nhất. Theo tính chất Giới hạn thì mình sẽ mua với Giá khớp lệnh 33 ngàn đồng – 2.000 cổ phiếu tức giá tốt hơn chứ không phải là phải mua đúng Giá đặt lệnh Mua 33,1 ngàn đồng. Và tất cả các lệnh đặt thẳng số như vậy chính là Lệnh LO – Lệnh Giới hạn.
Trong ảnh: Phần khung đỏ nhập lệnh trong TK Online HSC thì dòng Giá để đặt lệnh ghi số như vậy chính là Lệnh giới hạn LO (Link gốc ảnh)
—————————————————————
Một ví dụ khác về tính Giới hạn – Đặt Lệnh mua 10.000 cổ phiếu AAA giá 33.1 ngàn đồng
– Câu chuyện thực tế: bây giờ lãnh đạo Cơ quan mình đang làm có gọi mình lên và đề nghị, e đi tìm mua cho anh 10 chiếc iPhone màu trắng loại 64G giá tốt nhất để Công ty mình phân phối cho các lãnh đạo các Phòng ban. Khi mình qua cửa hàng bán giá thấp nhất thì họ có nói bên e đang bán loại này cũng 17,7 triệu đồng nhưng chỉ còn duy nhất 5 chiếc. Và tất nhiên mình mua 5 chiếc ở đây đầu tiên, tiếp đó mình sang cửa hàng thứ 2 bán cao hơn chút là 17,8 triệu đồng, mình có nói cần 5 chiếc nữa thì bên này nói là bên e còn 3 chiếc, như vậy mình lấy tiếp 3 chiếc ở cửa hàng này. Đến cửa hàng khác bán giá cao hơn chút nữa là 17,9 triệu đồng thì cửa hàng này có tận 20 chiếc nhưng mình chỉ cần còn đúng 2 chiếc nữa thôi (Tất nhiên theo tính giới hạn thì không ai lại qua đây mua luôn 10 chiếc vì như thế là không kinh tế). Như vậy kết quả mình mua được là: 5 chiếc giá 17,7 triệu đồng, 3 chiếc 17,8 triệu đồng và 2 chiếc 17,9 triệu đồng. Liên hệ với bảng giá ta có hình sau:
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán giả định với duy nhất mã AAA trước và sau khi thực hiện Lệnh mua 10.000 cp AAA giá 33,1 (Link gốc ảnh)
Giải thích chi tiết về hình ảnh trên:
+ Ở trên ta thấy trước khi đặt lệnh thì Bảng giá bên Bán đang rao bán 3 giá thấp nhất là Giá 33 với Khối lượng muốn bán là 5.630 cổ phiếu, Giá cao hơn 33,05 với khối lượng muốn bán là 2.100 cổ phiếu và Giá cao hơn nữa 33,1 với khối lượng muốn bán 11.880 cổ phiếu. Khi đặt lệnh mua 10.000 cổ phiếu giá 33,1. Thì do tính giới hạn nên tối đa sẽ mua đến Giá 33,1 nhưng thấp hơn thì càng tốt trước. Bắt đầu là Giá bán thấp nhất sẽ mua đầu tiên – Giá 33, do khối lượng muốn mua là 10.000 cổ phiếu nhưng bên bán tại mức Giá 33 này chỉ có 5.630 cổ phiếu nên sẽ mua hết. Khối lượng còn lại sau khi mua Lô Giá này là: 10.000 – 5.630 = 4.370 cổ phiếu. Tiếp tục Lệnh mua còn lại này mua tiếp lên giá cao hơn là Giá 33,05. Lúc này Bên bán 33,05 có khối lượng bán là 2.100 cổ phiếu tức là vẫn nhỏ hơn Khối lượng Lệnh muốn mua 4.370 cổ phiếu nên sẽ mua hết khối lượng bán tại mức Giá 33,05 này. Khối lượng còn lại sau khi mua Lô Giá này là: 4.370 – 2.100 = 2.270 cổ phiếu. Cuối cùng Lệnh mua còn lại này mua tiếp lên giá cao hơn nữa là Giá 33,1. Lúc này Bên bán 33,1 có khối lượng bán là 11.880 cổ phiếu tức là đã lớn hơn Khối lượng Lệnh muốn mua 2.270 cổ phiếu nên cuối cùng thì Khối lượng Lệnh Mua thành công lô cuối là 2.270 cổ phiếu giá 33,1 ngàn đồng. Và khối lượng còn dư Chào bán tại mức giá 33,1 là: 11.880 – 2.270 = 9.610 cổ phiếu. Như vậy Người mua đã mua thành công với chi tiết Giá mua thành công kèm Khối lượng là: 5.630 cổ phiếu giá 33; 2.100 cổ phiếu giá 33,05 và  2.270 cổ phiếu giá 33,1 ngàn đồng. Còn về mặt bảng giá thì sau bảng giá thì Giá thấp nhất không còn là 33 nữa vì đã bị Lệnh mua nãy mua hết rồi. Lúc này Bảng giá sẽ hiện ra giá Bán thấp là 33,1 nhảy lên vị trí G1 tức là Giá bán thấp nhất, 2 giá bán giả định thấp tiếp theo là 33,15 và 33,2 từ sau bảng chuyển lên. Đó là 1 số kết quả chính nhảy lên sau Lệnh 10.000 mua giá 33,1 đó.
+ Mũi tên 1 – Giá Khớp lệnh: Giá khớp lệnh gần nhất là Giá 33,1 ngàn đồng vì Lệnh Mua nãy quét đến Giá 33,1.
+ Mũi tên 2 – Khối lượng Khớp lệnh: Khối lượng khớp lệnh gần nhất là Khối lượng 2.270 cổ phiếu vì Lệnh Mua nãy quét đến Giá 33,1 còn khối lượng là 2.270 cổ phiếu (Một số ít Bảng giá sẽ hiện là 10.000 cổ phiếu quét vào giá 33,1).
+ Mũi tên 3 và 8 – +/- Chêch lệch giữa Giá Khớp lệnh hiện tại với Giá tham chiếu ở phía đầu: Giá tham chiếu phía đầu là 32.5 (Là giá đóng cửa phiên liền trước) lệch so với trước và sau khi có Lệnh Mua 10.000 cổ phiếu là 0.5 (33 – 32.5) và 0.6 (33.1 – 32.5).
+ Mũi tên 4 – Tổng Khối lượng Khớp lệnh: chính là cột giải thích Tổng khớp lệnh đến thời điểm mình xem hoặc hết ngày thì là Tổng cả ngày. Ở đây thì trước và sau khi có Lệnh 10.000 cổ phiếu thì là 814.300 cổ phiếu và 824.300 cổ phiếu.
+ Mũi tên 5 – Giá Cao nhất trong ngày: là cột “Cao nhất” được thiết lập lại sau Lệnh Mua nói trên. Giá mua thành công của Lệnh mua nói trên 33,1 cao hơn Giá mua cao nhất trước đó là 33,05 ngàn đồng.
+ Mũi tên 6 và 7 – Giá 33,1 và Khối lượng tại mức giá đó được chuyển lên: sau Lệnh Mua nói trên thì Giá bán thấp nhất lúc này không còn là 33 nữa mà là 33,1 ngàn đồng, do đó Giá và Khối lượng đó sẽ được dịch từ từ vị trí số 3 lên vị trí số 1.
+ Mũi tên 9 – Giá và Khối lượng sau bản được chuyển lên: Do Bảng giá thiết kế trên màn hình máy tính có giới hạn nên chỉ hiện 3 Giá bán thấp nhất. Sau lệnh Mua nói trên thì Giá 3 cũ 33,1 đã thành Giá 1 mới. Do đó các giá bán cao hơn nằm sau bảng sẽ được dịch chuyển lên để đảm bảo 3 Giá bán thấp nhất mới được hiển thị.
—————————————————————
Ba ví dụ khác tiếp về tính Giới hạn – Đặt Lệnh mua 10.000 cổ phiếu AAA giá 33 – 32,9 và 32,8 ngàn đồng
– Ví dụ 1: Mình xin ví dụ tiếp một ví dụ khác để bạn dễ hình dung hơn khi thay vì Lệnh đặt mua là 33.1 thì Lệnh mua lúc này là 10.000 cổ phiếu AAA với giá 33 ngàn đồng.
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán giả định với duy nhất mã AAA trước và sau khi thực hiện Lệnh mua 10.000 cp AAA giá 33 (Link gốc ảnh)
Lúc này thay vì giá 33,1 thì Lệnh Mua lại là Giá 33 nên tối đa Lệnh chỉ quét đến đúng Giá 33. Do khối lượng muốn mua của Lệnh Mua là 10.000 cổ phiếu mà Bên Bán Giá 33 chỉ có Khối lượng muốn bán là 5.630 cổ phiếu nên sau khi Mua hết khối lượng đó vẫn còn dư 10.000 – 5.630 = 4.370 cổ phiếu muốn mua và chưa mua được. Nên lúc này như 2 mũi tên xanh ở giữa hình ta sẽ thấy Giá 33 ở đây lại là Giá mua cao nhất. Các Giá mua thấp hơn sẽ bị đẩy lùi dần ra phía sau. Còn bên Bán thì cũng dịch chuyển như trên hình. Giá bán thấp nhất bây giờ lại là 33,05 chứ không còn là 33 như trước khi Đặt lệnh. Các giá tiếp theo được chuyển dần vào. Bạn có thể xem kỹ hình và suy luận.
– Ví dụ 2: Mình xin ví dụ tiếp một ví dụ khác để bạn dễ hình dung hơn khi thay vì Lệnh đặt mua là 33 như Ví dụ 1 thì Lệnh mua lúc này là 10.000 cổ phiếu AAA với giá 32,9 ngàn đồng.
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán giả định với duy nhất mã AAA trước và sau khi thực hiện Lệnh mua 10.000 cp AAA giá 32,9 (Link gốc ảnh)
Lúc này thay vì giá 33 thì Lệnh Mua lại là Giá 32,9 nên tối đa Lệnh chỉ quét đến đúng Giá 32,9. Do Bên Bán thấp nhất là giá 33 tức là cao hơn giá Mua 32,9 kia nên sau Lệnh đó không giao dịch nào thành công được thực hiện (Mua Bán chưa gặp nhau). Nên lúc này bên Bán giữ nguyên, Tổng Khối lượng Khớp vẫn giữa nguyên là 814.300 cổ phiếu. Tuy nhiên bên muốn Mua nhưng chưa Mua được sẽ có thay đổi biến động. Lúc này Lệnh Mua cao nhất là 32,9 chứ không phải 32,8 như trước. Giá 1 là 32,9, KL1 là 10.000 đồng. 2 Giá mua 32,8 và 32,7 kèm Khối lượng liên quan Dịch chuyển lùi lại. Riêng Giá 32,6 sẽ bật ra sau Bảng, do Bảng giá chỉ hiện đến Giá mua cao thứ 3. Bạn có thể xem kỹ hình và suy luận.
– Ví dụ 3: Mình xin ví dụ tiếp một ví dụ khác để bạn dễ hình dung hơn khi thay vì Lệnh đặt mua là 33 như Ví dụ 1 thì Lệnh mua lúc này là 10.000 cổ phiếu AAA với giá 32,8 ngàn đồng.
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán giả định với duy nhất mã AAA trước và sau khi thực hiện Lệnh mua 10.000 cp AAA giá 32,8 (Link gốc ảnh)
Lúc này thay vì giá 33 thì Lệnh Mua lại là Giá 32,8 nên tối đa Lệnh chỉ quét đến đúng Giá 32,8. Do Bên Bán thấp nhất là giá 33 tức là cao hơn giá Mua 32,8 kia nên sau Lệnh đó không giao dịch nào thành công được thực hiện (Mua Bán chưa gặp nhau). Nên lúc này bên Bán giữ nguyên, Tổng Khối lượng Khớp vẫn giữa nguyên là 814.300 cổ phiếu. Tuy nhiên bên muốn Mua nhưng chưa Mua được sẽ có thay đổi biến động nhỏ chút. Lúc này Lệnh Mua cao nhất vẫn là 32,8. Tuy nhiên Khối lượng Đặt mua sẽ là 10.120 cổ phiếu thay vì 120 cổ phiếu như trước. 2 Giá mua thấp hơn 32,7 và 32,6 kèm Khối lượng liên quan vẫn giữ nguyên. Bạn có thể xem kỹ hình và suy luận.
Như vậy về cơ bản bạn đã hiểu được tính chất của Lệnh Giới hạn – Lệnh LO trên các Bảng giá Chứng khoán Online.
—————————————————————
Lệnh ATO và ATC trong Phiên Khớp lệnh Định kỳ
Lệnh ATO là viết tắt của 3 chữ trong Tiếng Anh là At The Openning tức là Lệnh giao dịch tại mức giá Mở cửa. Như chúng ta đã biết thì Lệnh này được áp dụng ở Phiên Định kỳ Mở cửa ở sàn HOSE vào lúc 9 – 9h15 hàng ngày. Ngược lại Lệnh ATC là viết tắt của 3 chữ trong Tiếng Anh là At The Closing tức là Lệnh giao dịch tại mức giá Đóng cửa. Và như trong ta đã biết thì Lệnh này được áp dụng ở Phiên Định kỳ Đóng cửa của cả 2 sàn chính HOSE và HNX vào lúc 14h30 – 14h45 hàng ngày. Phiên Định kỳ Đóng cửa đóng một vai trò quan trọng vì nó tạo ra Giá tham chiếu Phiên tiếp theo. Theo như thống kê ước lượng thì 2 Lệnh ATO ATC chiếm khoảng 4% Tổng số lệnh đặt trên thị trường. Khá nhỏ và chỉ dừng ở mức nên biết. Bản chất của Lệnh ATO và ATC là Lệnh mua bán bằng mọi giá, tức là Giá nào cũng mua bán và chỉ áp dụng trong Phiên Định kỳ. Để rõ hơn về 2 Lệnh này bạn có thể xem thêm Cách Khớp lệnh Phiên Định kỳ Chứng khoán.
Trong ảnh là Ví dụ Phiên Khớp lệnh Định kỳ Mở cửa sàn HOSE ngày 30/05/2017 vào lúc gần 9h14. Dễ thấy có Lệnh ATO xuất hiện trong Bảng giá (Link gốc ảnh)
—————————————————————
Lệnh Thị trường – Lệnh MP trong Phiên Khớp lệnh Liên tục tại HOSE
– Ở Phần trên mình trình bày tương đối kỹ về Lệnh Giới hạn LO. Các Lệnh dưới đây sẽ đi nhanh hơn do các khái niệm chung đã rõ hơn và cũng do các lệnh sau ít dùng hơn. Ta đến với Lệnh phổ biến thứ 3 là Lệnh Thị trường MP (Khoảng 1%). Lệnh MP là viết tắt của 2 chữ trong Tiếng Anh là Market Price nên lệnh này còn được gọi là Lệnh Thị trường MP. Lệnh này chỉ áp dụng trong Phiên Khớp lệnh Liên tục của sàn HOSE. Lệnh này có 1 số đặc tính Phổ biến sau:
+ Lệnh MP mua bán tại mức giá tốt nhất – tức là khi mua thì sẽ mua bên bán thấp nhất trước rồi đến các mức giá cao hơn (Giống Lệnh Giới hạn LO). Ví dụ: vẫn tiếp tục các ví dụ ở trên về AAA, ta đặt Lệnh Mua AAA – Giá MP – Khối lượng: 10.000 cổ phiếu
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán giả định với duy nhất mã AAA trước và sau khi thực hiện Lệnh mua 10.000 cp AAA giá MP (Link gốc ảnh)
Ta dễ dàng thấy kết quả Khớp lệnh sau khi đặt Lệnh Mua 10.000 cổ phiếu AAA giá MP sẽ là: 5.630 cổ phiếu giá 33; 2.100 cổ phiếu giá 33,05 và 2.270 cổ phiếu giá 33,1. Kết quả nói trên có hiệu ứng giống hệt Lệnh LO.
+ Nếu khối lượng Đặt lệnh của Lệnh MP vẫn chưa thực hiện hết thì với Lệnh Mua thì Lệnh MP sẽ chuyển thành Lệnh giới hạn LO với mức giá cao hơn 1 bước giá, còn với Lệnh Bán thì Lệnh MP sẽ chuyển thành Lệnh giới hạn LO với mức giá thấp hơn 1 bước giá (Riêng các Nhà đầu tư nước ngoài thì Phần dư chưa thực hiện hết sẽ bị hủy). Ví dụ: một ví dụ khác với mã STT, ta đặt Lệnh Bán STT – Giá MP – Khối lượng: 10.000 cổ phiếu
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán giả định với duy nhất mã STT trước và sau khi thực hiện Lệnh Bán 10.000 cp STT giá MP (Link gốc ảnh)
Ta dễ dàng thấy kết quả Khớp lệnh sau khi đặt Lệnh Bán 10.000 cổ phiếu STT giá MP sẽ là: 4.870 cổ phiếu giá 6,96 và 500 cổ phiếu giá 6,51. Phần dư còn lại 10.000 – 4.870 – 500 = 4.630 cổ phiếu STT sẽ chuyển thành Lệnh Bán LO ở mức giá thấp hơn 1 bước giá là 6,5 như trên hình.
+ Khi giá cuối cùng là Trần với Lệnh Mua MP hoặc Sàn với Lệnh Bán MP thì do là mức tối đa biên độ nên không thể dịch chuyển thêm 1 bước giá nên lúc này sẽ tự chuyển hóa thành đúng Giá Mua Trần hoặc Giá Bán Sàn. Ví dụ: một ví dụ khác với mã AGM, ta đặt Lệnh Mua AGM – Giá MP – Khối lượng: 3.000 cổ phiếu. 
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán giả định với duy nhất mã AGM trước và sau khi thực hiện Lệnh Mua 3.000 cp AGM giá MP (Link gốc ảnh)
Ta dễ dàng thấy kết quả Khớp lệnh sau khi đặt Lệnh Mua 3.000 cổ phiếu AGM giá MP sẽ là: 2.400 cổ phiếu giá 9,95. Phần dư còn lại 3.000 – 2.400 = 600 cổ phiếu AGM sẽ chuyển thành Lệnh Mua LO ở mức Giá Trần 9,95 như trên hình (Không thể tăng thêm 1 bước giá được nữa do đó đã là Giá Trần – Giá tối đa trong 1 ngày).
+ Trường hợp không có lệnh đối ứng thì không được phép nhập Lệnh MP (Hệ thống sẽ tự báo lỗi). Ta tiếp tục ví dụ AGM ở trên, ngay sau khi khớp lệnh trên thì lúc này bên mua đang dư mua 600 cổ phiếu AGM giá trần 9,95. Trong khi bên bán hoàn toàn không còn Lệnh Bán. Nếu lúc này ta tiếp tục nhập Lệnh Mua AGM – Giá MP – Khối lượng: 5.000 cổ phiếu vào thì chắc chắn hệ thống sẽ báo lỗi và không thực hiện được.
Trong ảnh: Phần khung đỏ nhập lệnh trong TK Online HSC thì dòng Giá để đặt lệnh ghi chữ MP như vậy chính là Lệnh Thị trường MP (Link gốc ảnh)
—————————————————————
Các Lệnh Thị trường – Lệnh MTL, MOK, MAK trong Phiên Khớp lệnh Liên tục tại sàn HNX
Tương tự như sàn HOSE thì sàn HNX trong Phiên Khớp lệnh Liên tục sau này cũng ra đời Lệnh Thị trường, tuy nhiên không phải là 1 loại Lệnh mà là 3 Lệnh Thị trường: MTL, MOK và MAK. Trong thực tế thì hầu như mình không hề thấy ai dùng 1 trong 3 loại Lệnh này. Tuy nhiên vì đây vẫn là công bố chính thức từ sàn HNX nên mình vẫn sẽ giới thiệu chi tiết kèm ví dụ.
Trong ảnh: là so sánh cơ bản giữa 3 Lệnh Thị trường trong Phiên Khớp lệnh Liên tục ở sàn HNX – MTL, MOK và MAK (Link gốc ảnh)
Nhìn vào hình ta có thể thấy so với sàn HOSE chỉ có duy nhất Lệnh MP thì HNX có tới 3 Lệnh với các tính năng có khác biệt chút. Chi tiết như trong hình ảnh trên. Và để rõ hơn thì giả sử ta vẫn lấy ví dụ AGM như ở phía trên. Dù AGM là mã thuộc HOSE, trong khi đây đang nói về sàn HNX. Tuy nhiên để tiện so sánh mà không làm mất đi tính Tổng quát. Ta cùng đến với các Lệnh sau:
– Lệnh Thị trường MTL: là Lệnh Thị trường sau khi khớp nếu còn dư thì Phần dư đó sẽ chuyển thành Lệnh Giới hạn LO.
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán giả định với duy nhất mã AGM trước và sau khi thực hiện Lệnh Mua 3.000 cp AGM giá MTL (Link gốc ảnh)
Ta dễ dàng thấy kết quả Khớp lệnh sau khi đặt Lệnh Mua 3.000 cổ phiếu AGM giá MTL sẽ là: 2.400 cổ phiếu giá 9,95. Phần dư còn lại 3.000 – 2.400 = 600 cổ phiếu AGM do tính chất của Lệnh MTL sẽ chuyển thành Lệnh Mua LO ở mức Giá Trần 9,95 như trên hình. Lưu ý rằng dù kết quả trên dù giống hệt với Lệnh MP của HOSE tuy nhiên 2 Lệnh này vẫn có sự khác biệt là MP sau khi mua hết và còn dư thì Lệnh Mua sẽ chuyển thành Lệnh Giới hạn LO với 1 bước giá c hơn, trong khi MTL là giữ nguyên Giá sau khi chuyển thành Lệnh Giới hạn LO. Do đây là Giá trần nên khá đặc biệt và kết quảao trùng nhau.
– Lệnh Thị trường MOK: là Lệnh Thị trường nếu không được thực hiện toàn bộ thì Lệnh sẽ bị hủy ngay trên Hệ thống trước khi vào đến Bảng giá.
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán giả định với duy nhất mã AGM trước và sau khi thực hiện Lệnh Mua 3.000 cp AGM giá MOK (Link gốc ảnh)
Ta dễ dàng thấy kết quả Khớp lệnh sau khi đặt Lệnh Mua 3.000 cổ phiếu AGM giá MOK sẽ là: Bảng giá Chứng khoán vẫn giữ nguyên. Nguyên nhân do tính chất của MOK là phải đủ Lệnh đối ứng, trong khi Lệnh mua là 3.000 cổ phiếu thì Lệnh Bán chỉ có duy nhất Lệnh bán Trần giá 9,95 với khối lượng 2.400 cổ phiếu. Do 2.400 < 3.000 nên không đủ đối ứng, Lệnh MOK bị hủy hết toàn bộ và Bảng giá vẫn giữ nguyên.
– Lệnh Thị trường MAK: là Lệnh Thị trường có thể được hiện toàn bộ hoặc còn dư 1 phần, phần dư chưa được thực hiện đó sẽ bị hủy ngay sau khi Khớp lệnh. 
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán giả định với duy nhất mã AGM trước và sau khi thực hiện Lệnh Mua 3.000 cp AGM giá MAK (Link gốc ảnh)
Ta dễ dàng thấy kết quả Khớp lệnh sau khi đặt Lệnh Mua 3.000 cổ phiếu AGM giá MAK sẽ là: 2.400 cổ phiếu giá 9,95. Phần dư còn lại 3.000 – 2.400 = 600 cổ phiếu AGM do tính chất của Lệnh MAK sẽ bị hủy hết và không có Lệnh giới hạn LO dư mua 600 cổ phiếu giá trần như Lệnh MTL.
Trong ảnh: Phần khung đỏ nhập lệnh trong TK Online HSC thì dòng Giá để đặt lệnh ghi chữ MOK như vậy chính là Lệnh Thị trường MOK (Link gốc ảnh)
Như vậy ta đã biết hết các Lệnh trong Chứng khoán gồm có: LO, MP, ATO/ATC và MTL/MOK/MAK.

$$ y òn $$
8/7/2017
( nguồn : Chứng khoán Online )

Cách xem Bảng giá Chứng khoán Online

Giới thiệu về các Bảng giá Chứng khoán Online ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam mình đang có 2 Sở giao dịch Chứng khoán là Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (Sở GDCK Tp. HCM) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) chia nhau quản lý 3 sàn giao dịch Chứng khoán là: HOSE, HNX và UPCoM. Trong đó Sở GDCK TP. HCM quản lý sàn HOSE, còn Sở GDCK Hà Nội quản lý sàn HNX và UPCoM. Theo thứ tự thì sàn HOSE là sàn chuẩn nhất Việt Nam, còn sàn HNX và UPCoM thì quy mô và tính minh bạch thấp hơn nên ít người giao dịch hơn. Theo thống kê tại Phiên giao dịch ngày 26/05/2017 thì: HOSE có giá trị giao dịch 4.460 tỷ đồng, sàn HNX có giá trị giao dịch 569 tỷ đồng và UPCoM chỉ có 182 tỷ đồng.
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán của Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS) với thông số tại 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM. Dữ liệu gốc được truyền từ 2 Sở Giao dịch Chứng khoán (Link gốc ảnh)
Như trong hình ở trên (Xem thêm Link gốc ảnh để rõ hơn) thì có thể thấy sàn HOSE luôn có giá trị vượt trội so với 2 sàn còn lại. Nguyên nhân chính là ở đây tập hợp các Công ty lớn hàng đầu như: VNM (Vinamilk), VIC (VinGroup), VCB (Vietcombank), BID (BIDV), CTG (Vietinbank), SAB (Sabeco), HPG (Hòa Phát), MWG (Thế giới Di động), FPT (FPT), … Như vậy, mình cũng tập trung giải thích chính ở sàn HOSE này, còn 2 sàn HNX và UPCoM sẽ thỉnh thoảng nói qua chút khi có những khác biệt so với sàn chính HOSE kia. Chia sẻ thêm là cá nhân mình vài năm qua mình vốn 80% tập trung ở sàn HOSE, còn 20% ở sàn HNX (UPCoM mình không tham gia vì minh bạch yếu quá, không an toàn).
—————————————————————
Nên xem Bảng giá Chứng khoán ở đâu?
Hiện nay Dữ liệu gốc sẽ do 2 Sở GDCK Tp. HCM (Viết tắt là HOSE, trùng tên sàn) và Sở GDCK Hà Nội (Viết tắt là HNX, trùng tên sàn) cung cấp. Sau đó các đơn vị trung gian là 80 Công ty Chứng khoán, các Báo tài chính CafeF, Vietstock, … sẽ mua lại các dữ liệu dạng “Text”, sau đó sẽ thiết kế Bảng giá Chứng khoán cho riêng mình và “Show” nó lên cho các nhà đầu tư, các khách hàng của mình xem và có thêm các tiện ích miễn phí đủ mạnh ở đây là Bảng giá tốt (Nhanh, dễ nhìn, nhiều tính năng, …). Vậy có quá nhiều đơn vị cung cấp như thế thì nên xem Bảng giá Chứng khoán của Đơn vị nào thiết kế tốt nhất???
Trong ảnh: 5 kết quả hàng đầu về từ khóa “Bảng giá Chứng khoán” do Google trả lại. Việc tìm kiếm được mình thực hiện dưới dạng Cửa sổ ẩn để tránh cá nhân hóa kết quả tìm kiếm (Link gốc ảnh)
Như trong hình trên, mình thực hiện Google Tìm kiếm dưới dạng Cửa số ẩn cụm từ “Bảng giá Chứng khoán” thì kết quả trả về là như vậy. Mặc dù Google đôi khi không phải là đúng nhất nhưng cũng là 1 kết quả tham khảo tương đối tin cậy. Các kết quả lần lượt gồm có: Bảng giá Chứng khoán SSIBảng giá Chứng khoán SBSCBảng giá Chứng khoán VnDirectBảng giá Chứng khoán VietStockBảng giá Chứng khoán FPTSBảng giá Chứng khoán CafeFBảng giá Chứng khoán TVSIBảng giá Chứng khoán VietinbankScBảng giá Chứng khoán Rồng Việt và Bảng giá Chứng khoán VCBS. Như vậy về cơ bản thì bạn cũng nên theo dõi tham khảo 1 trong số 10 Bảng giá đó là ok. Vì đã được kiểm chứng lượng người xem hàng ngày.
Chia sẻ một chút là hiện nay mình đang xem Bảng giá Chứng khoán FPTS là chính mỗi khi dùng Laptop và Bảng giá Chứng khoán CafeF mỗi khi mình dùng Mobile hoặc Máy tính bảng. Lí do chọn Bảng FPTS thì khá đơn giản là mình đã xem từ rất lâu rồi, thấy tốc độ ổn định, nhanh, thiết kế vừa mắt và không cần nhiều tính năng quá (Tránh rườm rà dễ xem va cũng vì thế mà nó nhẹ nhanh). Thế nên là mình hay xem Bảng FPTS và thấy khá hài lòng. Tuy nhiên khi xem bằng Mobile / Máy tính Bảng thì nó hay load kết nối khá giật, nên khi đó mình hay đảo sang Bảng CafeF mỗi khi dùng loại thiết bị này. Một cái ưu nữa của cả 2 Bảng giá này là có thể tích nốt cạnh mã chứng khoán mình quan tâm là có thể xếp lên đầu (Tính năng này mà dùng Mobile / Máy tính Bảng và áp kiểu Bảng SSI là không tác dụng vì làm gì có chuột nháy nháy nó lên xếp đầu đâu, phần này mình sẽ giải thích phần dưới sau). Riêng Bảng CafeF còn có tính năng “Theo dõi Riêng” khá mạnh (Cũng sẽ giới thiệu sau phía dưới). Chốt lại, nên thử cặp Bảng FPTS và Bảng CafeF.
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán FPTS khi bắt đầu vào lần đầu tiên. Bạn có thể thấy rất nhiều thứ (Link gốc ảnh)
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán CafeF khi bắt đầu vào lần đầu tiên. Bạn có thể thấy đơn giản hơn Bảng FPTS chút (Link gốc ảnh)
Như vậy là bạn đã biết cách tìm được các địa chi để xem được Bảng giá Chứng khoán. Dưới đây mình sẽ tiếp tục đi tiếp các khái niệm và lấy Bảng FPTS làm chuẩn để giải thích.
—————————————————————
Chỉnh sửa Một số cài đặt của Bảng giá Chứng khoán FPTS (Các Bảng khác bạn mò tương tự)
Khi mới bắt đầu, nhìn vào Bảng FPTS hay bất kỳ Bảng nào cũng thấy rất nhiều thứ, vậy cần gạt bỏ chút để sau này xem cho nó … chuẩn.
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán FPTS khá rối với 1 lô đồ thị nhỏ trên cùng (Link gốc ảnh)
Như đầu bài mình cũng có giới thiệu, Việt Nam hiện có 3 Bảng giá đại diện cho 3 sàn gốc HOSE, HNX và UPCoM. Tuy nhiên theo sự phát triển ngoài 3 chỉ số chính của sàn là VN Index (HOSE), HNX Index (HNX) và UPCoM (UPCoM Index) thì 2 Sở GDCK còn phát triển thêm 1 loạt chỉ số phụ riêng như VN30, HNX30, VNXALL, VN100, VNALL, VNMID, … Nói chung là phức tạp, chỉ nên xem 3 chỉ số chính VN Index, HNX Index và UPCoM Index. Nếu có muốn thêm thì thêm nốt 2 chỉ số phụ tương đối phổ biến là VN30 và HNX30. Ta bấm tiếp vào vòng tròn màu xanh da trời để “Thiết lập Giao diện”. Ta có hình tiếp:
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán FPTS phần “Thiết lập Giao diện” (Link gốc ảnh)
Như trên hình, ta dễ thấy có rất nhiều chỗ để tích, ở đây mình tích “VNI”, “HNX” và “UPCoM” như 3 mũi tên đỏ trên hình. Còn lại bỏ tích hết. Sau khi xong mình bấm “Lưu” như mũi tên xanh da trời phía dưới. Ta có:
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán FPTS sau khi đã rút gọn lại phần các chỉ số phía trên – Khá gọn (Link gốc ảnh)
Sau khi rút gọn 1 số chỉ số trên đầu thì Bảng FPTS đã ở dạng dễ nhìn hơn. Để gọn hơn nữa, ta bấm tiếp vào mũi tên như trên hình khi đó phần đồ thị sẽ được che đi và chỉ còn duy nhất phần chỉ số ở phía trên cùng. Lúc này trên 1 màn hình ta xem được nhiều mã chứng khoán hơn
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán FPTS sau khi đã rút gọn lại cả phần đồ thị phía trên – Gọn (Link gốc ảnh)
Như vậy chúng ta đã có 1 bản hoàn chỉnh sau Cài đặt đối với Bảng giá Chứng khoán FPTS.
—————————————————————
Cách đổi giữa các sàn HOSE sang HNX, UPCoM và ngược lại
Bình thường khi vào bất kỳ 1 Bảng giá Chứng khoán của bất cứ 1 đơn vị như FPTS, SSI, CafeF, … thì thường là Link mặc định đầu tiên vào bao giờ cũng là sàn chính HOSE. Bây giờ mình cần đổi sang sàn HNX hoặc UPCoM. Ta làm như hình sau:
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán FPTS với các Tab chính như phần mũi tên xanh da trời (Link gốc ảnh)
Trên hình ta dễ dàng thấy 1 loạt các Tab chính (Tab mẹ) phần mũi tên xanh da trời gồm có: “HOSE” / “HNX” / “UPCoM” / “Giao dịch Thỏa thuận” / “Ngành” / “Thống kê”. Ở đây ta di chuột vào Tab chính “HNX”, sau đó bấm tiếp vào Tab con “HNX” tức là bạn đã chuyển sang sàn HNX thành công, ngoài ra còn 1 loạt chỉ số phụ của sàn HNX như “HNX30″, “HNXLCap”, “HNXMSCap”, … cũng đóng vai trò là 1 Tab con riêng (Tức chỉ 1 số mã nhất định theo tiêu chí nào đó đáp ứng để gom vào 1 chỉ số phụ của sàn HNX). Ta có hình sàn HNX:
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán FPTS với sàn HNX như phần mũi tên đỏ (Link gốc ảnh)
Một cách tương tự bạn có thể vào sàn UPCoM ở Tab ngay cạnh Tab sàn HNX. Ngoài ra thì khi xem sàn HNX, ta thấy các mã hoàn toàn không giống sàn HOSE. Bởi nguyên tắc là 1 Mã Chứng khoán chỉ được xuất hiện ở 1 sàn và do HOSE là sàn cao nhất về minh bạch, đẳng cấp, thanh khoản, chuẩn, … và UPCoM là kém nhất nên hàng năm có 2 dòng dịch chuyển, 1 là các mã lớn ở 2 sàn HNX UPCoM sau thời gian ở sàn dưới thì đã chuyển thẳng lên sàn HOSE ví dụ như BHN (Bia Hà Nội Habeco), FLC (Tập đoàn FLC) là một ví dụ. Ở trường hợp ngược lại thì rất nhiều mã kém, làm ăn bết bát đã bị ép chuyển từ HOSE, HNX về UPCoM như 1 loạt các mã ATA, AVF, BVG, DCT, … Bạn cũng có thể xem thêm Cách sử dụng Bảng giá Chứng khoán FPTS – Google Docs.
Như vậy bạn đã biết các đổi giữa các sàn HOSE, HNX và UPCoM. Các Tab còn lại sẽ được giới thiệu tiếp vào phần gần cuối chi tiết hơn.
—————————————————————
Phương thức Giao dịch Chứng khoán
Hiện nay thì ở Việt Nam chia ra làm 2 phương thức giao dịch là: Giao dịch Khớp lệnh và Giao dịch Thỏa thuận. Vậy 2 phương thức giao dịch này là gì và khác nhau như thế nào???
– Giao dịch Khớp lệnh: là việc Mua bán được thực hiện và tổ chức dựa trên Bảng giá Chứng khoán như từ đầu bạn đang xem, ví dụ Bảng giá Chứng khoán bạn thấy có người đang rao bán 5.000 cổ phiếu VNM (Vinamilk) giá 152.000 đồng thì bạn không cần phải biết người đó là ai và đang có bao nhiêu người đang để rao bán được tổng số lượng đó, việc của bạn là nộp đủ tiền vào Tài khoản chứng khoán và đặt 1 Lệnh mua là mua thành công. Thậm chí bạn có ít tiền và chỉ muốn mua 500 cổ phiếu VNM thì vẫn được. Chính vì tính chất như vậy thì Loại hình giao dịch này sẽ mang tính Đại chúng rất cao, người ít tiền thì mua bán ít, người nhiều tiền thì mua bán nhiều. Loại giao dịch này chỉ áp dụng cho Cổ phiếu và Chứng chỉ Quỹ.
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán FPTS với sàn HOSE như phần mũi tên đỏ (Link gốc ảnh)
Như trong hình thực tế Phiên giao dịch Ngày 26/05/2017 thì với mã AAA đầu tiên trên bảng như hình mũi tên đỏ thì tại Bên Bán, Mục G1 (Giá 1 – Giá rao bán thấp nhất tại thời điểm đó – Giá Bán 33 ngàn đồng) / KL1 (Khối lượng 1 – Khối lượng tại mức Giá bán thấp nhất tại thời điểm đó – Khối lượng Bán 5.630 cổ phiếu). Bây giờ bạn mới Mở tài khoản Chứng khoán và đã nộp 20 triệu đồng thành công vào tài khoản chứng khoán này, sau 1 hồi đánh giá phân tích tiềm năng mã này đến cuối năm, giả sử bạn đánh giá tiềm năng hết năm lên 40 ngàn đồng chả hạn thì tức là 33 là giá vẫn mua được (Dù tháng vừa rồi lên từ 25 lên 33). Bạn quyết định mua 400 cổ phiếu giá 33 mà bên Bán đang rao, tiến hành nhập mua trong Tài khoản Chứng khoán Online trên Website của Công ty Chứng khoán đó và chi phí hết 13,2 triệu đồng (400 x 33.000 đồng – Mình tạm chưa tính phí). Sau khi bạn nhập, thì ngay lập tức không đến 1 giây có 1 SMS báo bạn đã mua thành công và không cần biết người bán là ai, và đang ở đâu bán (Người bán có thể ở 1 Công ty Chứng khoán khác rao bán đẩy lệnh bán lên Bảng).
– Giao dịch Thỏa thuận: là việc Mua bán được hiện khi 2 bên Mua Bán thường gặp nhau trước ngoài đời và thống nhất trước được việc giao dịch bao gồm các thông tin cơ bản: Giá cả giao dịch (Bao gồm cả Phần chêch thanh toán Giá ngoài biên độ), Thời gian Giao dịch, Khối lượng giao dịch, Tài khoản đối ứng của bên kia (Bạn là Bên Mua thì cần biết thông tin số Tài khoản Chứng khoán bên Bán và ngược lại Bạn phải cung cấp thông tin chính xác số Tài khoản Chứng khoán của bạn cho bên Bán để họ biết số Tài khoản Chứng khoán Bên Mua của bạn, 2 bên thông tin cho 2 Công ty Chứng khoán 02 bên để khớp chính xác vào nhau trên Sở), … Giao dịch Thỏa thuận tối thiểu nhỏ nhất 20k cổ phiếu ở sàn HOSE, và 5k cổ phiếu ở sàn HNX & UPCoM, một quy mô khá lớn. Thông thường Giao dịch thỏa thuận được thực hiện khi người Mua / Bán không thể mua / bán được trên sàn chính theo Phương thức Giao dịch Khớp lệnh. Trong một số trường hợp ở quy mô đặc biệt lớn dẫn đến đổi chủ như trường hợp mã STB (Sacombank) nhưng năm 2011 – 2012.
Trong ảnh: Cách vào Bảng giá Giao dịch Thỏa thuận FPTS với sàn HOSE như phần mũi tên đỏ (Link gốc ảnh)
Trong ảnh trên dễ thấy Bảng FPTS có bố trí riêng 1 Tab chính cho “Giao dịch Thỏa thuận” (Mũi tên đỏ phí trên), ta bấm tiếp vào “HOSE” (hoặc “HNX” / “UPCoM” / “Quảng cáo FPTS”) để vào xem Giao dịch Thỏa thuận của sàn HOSE (hoặc HNX / UPCoM / Quảng cáo FPTS). Trong ảnh nói trên thì ta thấy 1 Lệnh Giao dịch thỏa thuận đầu tiên của mã AAA được giao dịch thành công như mũi tên đỏ là 1,6 triệu cổ phiếu Giá trần 34.75 ngàn đồng / cổ phiếu. Cần lưu ý là Lệnh này có giá trị rất lớn 55,6 tỷ đồng. Trong khi cả ngày bên Giao dịch Khớp lệnh thì AAA chỉ khớp có 814,3 ngàn cổ phiếu (Xem ảnh Giao dịch Khớp lệnh phía trên nữa) tức là chỉ bằng 1 nửa của Lệnh rất lớn nói trên. Nhần mạnh thêm chút nữa là Vốn điều lệ thực góp của AAA là hơn 569 tỷ đồng hay 56,9 triệu cổ phiếu thì lệnh 1,6 triệu cổ đó tương đương gần 3% – Rất lớn.
Phần 2 mũi tên Xanh da trời trong ảnh trên cho ta biết trong Tổng giá trị cả ngày của sàn HOSE là 4.460 tỷ đồng thì có 502 tỷ đồng là từ Giao dịch Thỏa thuận. Như vậy, Giao dịch Khớp lệnh thực tế chỉ là 4.460 – 502 = 3.958 tỷ đồng. Và đó mới là cơ sở để so sánh và phán đoán khi Thị trường có những tăng giảm Giá trị lên xuống. Đây là một thông số quan trọng khi đánh giá về tình hình Thị trường chung. Chốt lại Giao dịch Khớp lệnh vẫn luôn là thứ ta quan tâm nhất, nhưng cũng nên biết chút khi có những Giao dịch lô lớn đột biến bên Giao dịch Thỏa thuận. Ta có thể tìm hiểu thêm qua so sánh giữa 2 loại hình Giao dịch này qua hình ảnh sau:
Trong ảnh: Bảng so sánh giữa 2 Phương thức Giao dịch Khớp lệnh & Thỏa thuận (Link gốc ảnh)
—————————————————————
Thời gian Giao dịch Chứng khoán
Sau rất nhiều lần thay đổi và nới rộng Thời gian giao dịch thì ngày nay Thời gian Giao dịch Chứng khoán được quy định như trong hình ảnh sau:
Trong ảnh: Bảng so sánh giữa 2 Phương thức Giao dịch Khớp lệnh & Thỏa thuận (Link gốc ảnh)
Ta dễ thấy về Ngày giao dịch từ thứ 2 đến Thứ 6 và trừ ngày nghỉ thứ 7 & CN và Lễ thì Lịch này không khác gì là Nhà nước, lý do đơn giản là Lịch của Chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều hành, mà đây lại là đơn vị của Nhà nước. Về thời gian thì 2 sàn chính HOSE / HNX ở Giao dịch Khớp lệnh kết thúc sớm chút là 14h45.
Lưu ý chút về Lệnh đặt: mặc dù là từ 9h sáng các ngày trong tuần Thị trường mới chính thực hoạt động nhưng Hệ thống các Công ty Chứng khoán ngày nay hầu hết đều cho phép đặt lệnh sớm hơn từ tối ngày hôm trước, để những người rất bận vào sáng không thể có thời gian xem bảng có thể nhập lệnh từ trước. Ví dụ như tại HSC / OCS chỗ mình làm thì hệ thống cho phép bắt đầu đặt lệnh từ tối thứ 3 – 20h00 và sáng phiên tiếp theo thứ 4 – 9h00 khi hệ thống với mở cửa thì Hệ thống cho sẽ cho 1 loạt lệnh sớm đó vào đầu tiên. Nếu là thứ 6 cuối tuần và đặt vào tối thì sẽ cho Phiên tiếp theo là Thứ 2 sang tuần.
—————————————————————
Phiên Khớp lệnh Liên tục và Phiên Khớp lệnh Định kỳ
Ở trên chúng ta đã biết Thời gian giao dịch cũng như biết được Phương thức Giao dịch Khớp lệnh là mối quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên ngay trong Phương thức Giao dịch Khớp lệnh thì lại được chia ra làm 2 cơ chế Khớp lệnh riêng biệt khác nhau hoàn toàn và qua đó tạo ra 2 kiểu Phiên: Phiên Khớp lệnh Định kỳ và Phiên Khớp lệnh Liên tục. Vậy 2 Phiên này là gì và tại sao lại có tên gọi như vậy?
Trong ảnh: Bảng phân bố Thời gian các Phiên Khớp lệnh Liên tục, Định kỳ và Nghỉ trưa / Hết giờ (Link gốc ảnh)
Điểm qua 1 chút thì Ta dễ thấy UPCoM giao dịch cả ngày bằng Phiên Khớp lệnh Liên tục. HNX thì chỉ có duy nhất 15 phút cuối cùng (14h30 – 14h45) là Phiên Khớp lệnh Định kỳ, và vì là 15 phút cuối nên gọi là Phiên Khớp lệnh Định kỳ Đóng cửa. Và còn lại thời gian giao dịch chính vẫn la Phiên Khớp lệnh Liên tục. Riêng sàn HOSE thì 15 phút đầu tiên (9h – 9h15) và 15 phút cuối cùng (14h30 – 14h45) là Phiên Khớp lệnh Định kỳ (Mở cửa và Đóng cửa), còn lại vẫn là thời gian của Phiên Khớp lệnh Liên tục. Tổng kết lại, Phiên Khớp lệnh Liên tục thực tế vẫn chiếm tầm 90% thời gian và còn lại phần nhỏ độ 10% là nằm ở Phiên Khớp lệnh Định kỳ.
– Phiên Khớp lệnh Liên tục: là Phiên Khớp lệnh mà trong Phiên đó việc thực hiện giao dịch sẽ được thực hiện ngay theo thời gian thực, tức cứ nhìn thấy bên bán có bán giá cụ thể nào đó, nhìn thấy là mua luôn và khớp ngay lập tức và ngược lại khi đi mua cũng thế. Đó chính là tính “Liên tục” của Phiên. Ví dụ:
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán giả định với duy nhất mã AAA trước và sau khi thực hiện Lệnh bán 100 cp AAA giá 32.8 (Link gốc ảnh)
Hình tương đối nhỏ, bạn cần phải bấm vào “Link gốc ảnh” ở trên để to rõ hơn và đối chiếu với lời giải thích của mình. Trờ lại vấn đề, Phía trên của hình là Trước khi đặt lệnh và là Bảng giá Chứng khoán có duy nhất mã AAA cho dễ nhìn, giả sử còn giờ và đang trong Phiên Khớp lệnh Liên tục, mình quyết định đặt 1 Lệnh bán AAA – 100 cổ phiếu – Giá 32.8 (Đúng bằng Bên Mua cao nhất đang chào và muốn mua). Lúc này Lệnh khớp sẽ được thực hiện với biến đổi ngay lập tức (Tính chất Liên tục của Phiên này) như sau:
+ Mũi tên 1 (Từ trái qua phải và là đầu tiên): KL1 là Khối lượng ở vị trí thứ 1 Bên Mua trước khi đặt lệnh là 120 cổ phiếu. Sau khi bán 100 cổ phiếu vào Giá 1 – Giá tương đương với KL1 – 32.8 đó thì Khối lượng đã giảm thành: 120 – 100 = 20 cổ phiếu.
+ Mũi tên 2 (Từ trái qua phải và là thứ 2): Cột “Giá” ở Cột Tổng “Khớp Lệnh” tức là Giá Khớp lệnh gần nhất trong Phiên, vì mình vừa bán 1 Lệnh bán thành công giá 32.8 nên Giá Khớp lệnh cũ 33 sẽ bị thay thế bằng giá Khớp lệnh mới của mình là 32.8 ngàn đồng /cổ phiếu.
+ Mũi tên 3 (Từ trái qua phải và là thứ 3): Cột “KL” hay Khối lượng ở Cột Tổng “Khớp lệnh” tức là Khối lượng Khớp lệnh gần nhất trong Phiên, vì mình vừa bán 1 Lệnh bán thành công với Khối lượng 100 nên Khối lượng Khớp lệnh cũ 53.410 sẽ bị thay thế bằng Khối lượng Khớp lệnh mới của mình là 100 cổ phiếu.
+ Mũi tên 6 (Là mũi tên trên cùng): Cột “+/-” chính là độ chênh lệch giá giữa Cột “TC” hay Giá tham chiếu (Màu vàng) với cột “Giá” ở Cột Tổng “Khớp lệnh”. Dễ thấy trước Bảng giá trước khi đặt lệnh có biểu hiện là 0.5 vì Giá khớp lệnh 33 – Giá tham chiếu 32.5 = 0.5 hay sau khi Đặt lệnh thì là 0.3 vì Giá khớp lệnh 32.8 – Giá tham chiếu 32.5 = 0.3 ngàn đồng / cổ phiếu. Còn Giá tham chiếu là gì thì mình sẽ giải thích sau phía dưới.
+ Mũi tên 4 (Từ trái qua phải và là thứ 4): Cột “+/-” hay còn gọi là Cột chêch lệch giữa Giá Khớp lệnh và Giá Tham chiếu, vì mình vừa bán 1 Lệnh bán thành công với Giá 32.8 tạo ra chêch lệch 0.3 nên chêch lệch cũ 0.5 sẽ bị thay thế bằng Chêch lệch mới của mình là 0.3 ngàn đồng / cổ phiếu.
+ Mũi tên 5 (Từ trái qua phải và là thứ 5): Cột “Tổng KL” hay Tổng Khối lượng từ đầu ngày cho đến thời điểm đó (Hết ngày mà xem thì chính là Tổng Khối lượng giao dịch cả ngày), vì mình vừa bán 1 Lệnh bán thành công với Khối lượng 100 nên Tổng Khối lượng Khớp lệnh cũ 814.300 sẽ bị thay thế bằng Tổng Khối lượng Khớp lệnh mới của mình là 814.400 cổ phiếu.
Tổng kết lại, tất cả các thay đổi trên chỉ diễn ra trong tích tắc, nháy 1 cái Bảng giá sẽ biến đổi từ trên thành dưới như trong hình đó với riêng mã AAA. Đó gọi là Phiên Khớp lệnh Liên tục.
– Phiên Khớp lệnh Định kỳ: là Phiên Khớp lệnh mà trong Phiên đó trong suốt thời gian giao dịch (Ở Việt Nam là 15 phút mỗi Phiên như hình phía trên nãy) mọi 2 bên Mua Bán đều được tung vào nhưng không được khớp ngay mà phải đúng đến phút cuối cùng thì việc Giao dịch mới được thực hiện và trả về kết quả cho nhà đầu tư. Ví dụ
Ví dụ Phiên Khớp lệnh Định kỳ Mở cửa sàn HOSE ngày 30/05/2017 vào lúc gần 9h14 (Link gốc ảnh)
Như trong hình là mình chụp vào lúc gần 9h14 tức là nằm trong Phiên 1 – Phiên Khớp lệnh Định kỳ Mở cửa. Ví dụ mình sẽ đặt 1 Lệnh Mua AAA, nhưng sẽ không khớp ngay mà phải đúng đến 9h15 việc khớp lệnh mới được thực hiện. Tính chất như vậy được gọi là “Định kỳ”. Bạn có thể hiểu nôm na thế này: trong xây dựng có 1 loại giao dịch là Đấu thầu, giả sử VinGroup (VIC) là 1 nhà đầu tư Bất động sản lớn, hiện họ đang có 1 miếng đất rất đẹp ở Hà Nội, việc bây giờ là họ muốn xây dựng 1 Trung tâm thương mại hiện đại ở đó và họ quyết định mời chào 5 nhà thầu xây dựng đến như Coteccons, Hòa Bình, Delta, … “đấu” nhau xây cho mình cái Trung tâm thương mại đó. Trong vòng 2 tuần thì các nhà thầu đã lần lượt tới bỏ thầu, ký niêm phong, … và tất nhiên là mỗi bên đến 1 ngày. Tới đúng ngày cuối, VinGroup trước sự chứng kiến của các nhà thầu quyết định bóc hết các Phiếu ra và công bố 1 nhà nhầu đã trúng thầu với các điều kiện tốt nhất với VinGroup. Như vậy “Giá đặt lệnh” được hiện từ mấy ngày trước nhưng “Giá khớp lệnh” lại được công bố sau và đúng vào ngày cuối. Đó chính là tính chất của “Định kỳ”. Đây là 1 Phiên Khớp lệnh khá phức tạp. Bạn có thể xem thêm tại Cách Khớp lệnh Phiên Định kỳ để hiểu rõ hơn.
—————————————————————
Các loại Lệnh trong Chứng khoán – Lệnh LO, ATO, ATC, MP, MTL, MOK, MAK
Hiện nay trong Chứng khoán có khá nhiều Lệnh. Và thời gian các Lệnh này được thực hiệện cũng tương đối khác nhau. Để rõ hơn ta xem thêm hình ảnh sau:
Trong ảnh: Bảng giá Phân bố Thời gian các Phiên Khớp lệnh kèm các Lệnh được đặt trong Phiên Giao dịch đó tại từng sàn (Link gốc ảnh)
Ở trên ta dễ dàng nhận thấy Lệnh LO – Lệnh giới hạn là loại Lệnh thời gian nào cũng đặt được. Thực tếthì đó chính là các Lệnh số đang nằm trên Bảng mà bạn đang thấy hàng ngày. Vì thế đây là Lệnh phổ biến nhất chiếm 95% tổng số Lệnh đặt ở Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra còn các Lệnh ATO/ATC trong Phiên Khớp Định kỳ hay Lệnh Thị trường MP MTL MOK MAK trong Phiên Khớp lệnh Liên tục. Để rõ hơn xin mời bạn xem thêm bài viết Các loại Lệnh Đặt trong Chứng khoán – LO ATO ATC MP MTL MOK MAK.
—————————————————————
Một số Khái niệm chính về Bảng giá Chứng khoán (Thứ tự từ trên xuống & từ trái qua phải)
– Chỉ số giá thị trường: Vn-Index (VNI), Vn30-Index (VN30), HNX-Index (HNX), HNX30-Index (HNX30), … là các chỉ số giá bình quân của tổng thị trường, trong đó để giải thích cho câu hỏi “Hôm nay thị trường lên hay xuống bạn nhỉ?” (Bạn không thể đọc lần lượt vài trăm mã hôm nay lên xuống ra sao được). Xem thêm về các chỉ số thị trường này tại Link sau Cách tính Chỉ số VN-Index và HNX-Index.
– Mã CK: ở đây được hiểu là các mã chứng khoán của các Công ty Niêm yết, mỗi Công ty chỉ có 1 mã cổ phiếu duy nhất và cũng chỉ niêm yết được ở 01 sàn, tức là đã ở HOSE thì không có ở HNX. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về các Công ty Niêm yết theo các Mã CK qua CafeF theo cách tại đây. Theo bảng trên thì thứ tự chứng khoán sẽ được sắp xếp theo thứ tự A B C … Ngoài ra với một số mã bạn quan tâm, bạn cũng có thể tích note vào phần bên trái mã chứng khoán hoặc nháy đúp vào dòng có mã chứng khoán đó (Tùy Bảng giá) thì mã đó sẽ được treo lên đầu, để tiện theo dõi, vì thường mỗi người sẽ theo dõi một số mã nhất định mà họ tâm
Trong ảnh: Bảng giá Chứng khoán FPTS tại sàn HOSE (Link gốc ảnh)
– Giá tham chiếu: giá tham chiếu Phiên hôm nay được xác định trên cơ sở giá đóng cửa của Phiên ngày hôm qua (Và ngược lại giá tham chiếu hôm nay chính là giá đóng cửa của phiên ngày hôm qua). Cách xác định giá tham chiếu ở HOSE hay HNX theo quy định mới nhất thì có thể tham khảo thêm bài viết riêng sau Cách xác định Giá đóng cửa – Phiên Định kỳ. Riêng sàn UPCoM thì cách xác định Giá tham chiếu được xác định trên cơ sở Giá bình quân Gia quyền Phiên giao dịch liền trước. Để rõ hơn về Phần Giá tham chiếu này bạn có thể xem thêm bài viết sau Giá Tham chiếu và Cách tính.
– Giá trần / Giá sàn: là mức giá giao dịch cao nhất / thấp nhất trong ngày có thể có đối với từng mã chứng khoán trên bảng giá. Nếu bạn đặt mua giá vượt ra ngoài khung từ giá sàn lên giá trần thì hệ thống giao dịch khi bạn nhập mua bán sẽ tự động báo lỗi.
– Màu sắc: vàng là giá tham chiếu, xanh lá cây là giá tăng so với giá tham chiếu, tím là giá trần, đỏ là giá giảm so với tham chiếu và xanh da trời chính là giá sàn. Nhìn chung qua chuyển động của màu sắc chúng ta có thể cảm nhận được sự dịch chuyển lên xuống chung của thị trường rất rõ (tính dao động).
– Biên độ dao động: với sàn HNX là 10%, còn sàn HOSE là 7%. Ví dụ: nếu một cổ phiếu trên sàn giá tham chiếu là 10.000 đồng/cổ phiếu thì với sàn HNX giá trần sẽ là 11.000 đ/cp và giá sàn sẽ là 9.000 đ/cp. Chúng ta có thể giao dịch trong dải giá từ 9.000 đ/cp đến 11.000 đ/cp. Với sàn HOSE thì giá trần lại chỉ là 10.700 đ/cp, giá sàn là 9.300 đ/cp và dải giá giao dịch là 9.300 đ/cp đến 10.700 đ/cp. Riêng sàn UPCoM biên độ rộng hơn là 15% (Theo quy định mới thì Ủy ban Chứng khoán đồng ý điều chỉnh biên độ từ 10% lên 15% từ ngày 01/07/2015). Lưu ý thêm là trường hợp nếu bạn tính ra giá trần là 10.790 đ/cp ở sàn HNX chả hạn thì vẫn sẽ được làm tròn xuống là 10.700 đ/cp để đảm bảo biến động k được quá 10% theo quy định, ngược lại giá sàn mà là 9.305 đ/cp thì sẽ làm tròn lên 9.400 đ/cp cũng là để biến động không quá 10%. Trường hợp đặc biệt là cổ phiếu mới lên sàn ngày đầu tiên thì căn cứ vào giá tham chiếu do Công ty Chứng khoán tư vấn đưa Cổ phiếu Công ty Niêm yết lên sàn trên cơ sở so sánh các Công ty cùng ngành thì biên độ sẽ là HOSE là 20%, HNX là 30%, UPCoM là 40%, sở dĩ biên độ cần rộng ra để giá có thể biến động tốt nhất về vùng giá “đúng” của thị trường, vì giá tham chiếu tạm đưa ra vẫn chỉ là tư vấn không phải là giá thị trường. Kinh nghiệm cũng chỉ ra rằng khi đầu tư nên chọn cổ phiếu đã lên sàn ít nhất được 6 tháng (Vì giá đã “đúng” hơn sau vài tháng được thị trường định giá lại).
– Mệnh giá và bước giá cổ phiếu: mệnh giá giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ theo quy định của Luật Chứng khoán Việt Nam là 10.000 đồng / đơn vị (Cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ). Theo quy định mới nhất hiện tại thì: sàn HNX UPCoM thì bước giá của các cổ phiếu giao dịch tại đây luôn là 100 đồng / cp tức là giá trên bảng sẽ có dạng như 8.600 đ/cp, 12.900 đ/cp, 70.200 đ/cp, 131.800 đ/cp, … tuy nhiên sàn HOSE thì bước giá lại khác hoàn toàn, cụ thể:
+ Với các cổ phiếu có giá <10.000 đ/cp thì bước giá của các cổ phiếu là 10 đồng / cp, tức là sẽ có dạng 5.410 đ/cp, 8.340 đ/cp, 9.760 đ/cp, … (Khá lẻ, quy định mới này bắt đầu từ 12/09/2016).
+ Với các cổ phiếu có giá >10.000 đ/cp nhưng <50.000 đ/cp thì bước giá của các cổ phiếu là 50 đồng / cp, tức là sẽ có dạng 12.500 đ/cp, 23.650 đ/cp, 35.750 đ/cp, … .
+ Với các cổ phiếu có giá >50.000 đ/cp thì bước giá của các cổ phiếu là 100 đồng / cp, tức là sẽ có dạng 69.100 đ/cp, 92.300 đ/cp, 141.600 đ/cp, … .
Khi tham gia giao dịch, nếu bạn đặt lệnh không theo quy tắc trên, hệ thống giao dịch chung của các Công ty Chứng khoán nơi bạn mở tài khoản sẽ tự động báo lỗi không thể chuyển lệnh vào hệ thống của Sở. Để gọn bảng thì khi giá 23.650 đ/cp hay 141.000 đ/cp thì Bảng giá họ thiết kế sẽ hiển thị là 23.65 hay 141 cho gọn bảng dễ nhìn. Bạn có thể xem thêm bài viết về quy định mới chi tiết về các bước giá trên sàn HOSE tại bài viết sau của CafeF – HOSE điều chỉnh bước giá – CafeF.
Trong ảnh: Bảng giá phiên ngày giao dịch 13/09/2016 – Ngày thứ 2 áp dụng bước giá mới thu hẹp lại, có thể thấy rất khó nhìn các giá mức cao hơn, và tại 1 mức giá thì khối lượng không tụ lại được khiến phán đoán giá khá khó khăn (Link gốc ảnh)
– Đơn vị khối lượng: theo quy định hiện hành thì đơn vị khối lương giao dịch là bội số của 100 cp với sàn HNX UPCoM và 10 cp với sàn HOSE (Tức là phải đặt mua bán 100 cp, 200 cp, 300 cp, … với sàn HNX UPCoM và 10 cp, 20 cp, 30 cp, … của sàn HOSE). Riêng sàn HNX UPCoM đặc biệt hơn chút là các lệnh lẻ từ 01 đến 99 cổ phiếu vẫn nhận được nhưng sẽ được chuyển vào Bảng giá Chứng khoán lô lẻ riêng và tất nhiên là sẽ khác với Bảng giá Chứng khoán Lô chẵn hiện có. Bạn có thể xem thêm mục này ở phần “Bảng giá Chứng khoán Lô lẻ HNX” ở cuối bài. Lưu ý khi bạn muốn đặt mua 340 cổ ở sàn HNX UPCoM chả hạn thì thì bạn cần đặt mua thành 02 lệnh riêng lẻ: 300 và 40 thì hệ thống mới hiểu và chuyển lệnh cho bạn vào Sở, còn nếu bạn đặt thẳng 01 lệnh 340 thì hệ thống sẽ tự báo lỗ và lệnh không thực hiện được. Chính vì nguyên tắc nói trên, để gọn bảng người bên sàn HOSE ta thường thiết kế 34.550 cổ phiếu sẽ hiển thị là 3455 hoặc 34.55 (Bớt số nên dễ nhìn hơn).
– Các lệnh đặt mua bán, sửa hủy chỉ có giá trị trong 1 ngày giao dịch, cuối ngày giao dịch sẽ được tự động hủy hết. Qua ngày giao dịch tiếp theo lại bắt đầu lại từ đầu.
– Trong bảng trên có nói đến phần dư mua, dư bán và Giá Khớp, Khối Lượng (viết tắt là KL) khớp ở giữa bảng và cũng là phần quan trọng nhất. Mình xin giải thích cụ thể chi tiết như sau:
Dư mua: ta thấy bên phần Dư mua (Tức la Chào mua) có 6 cột, trong đó từ trái qua phải thứ tự lần lượt là Giá 3, Khối lượng 3 (KL3) – Giá 2, Khối lượng 2 – Giá 1, Khối lượng 1. Ở đây giá 3 được hiểu là đi với Khối lượng 3, tương tự 2 đi với 2 và 1 đi với 1. Ví dụ: với mã VCB (tức Vietcombank) treo trên cùng ta thấy bên Dư mua tại mức Giá 3 ở đó là 35.9 (Tức 35.900 đồng / cổ phiếu), còn Khối Lượng 3 là 1105 (tức 11.050 cổ phiếu). Như vậy ta hiểu là với mã VCB tại mức giá 35.900 đồng có tổng số lượng cổ phiếu mà người mua muốn mua với khối lượng 11.050 cổ phiếu. Tương tự mức giá 35.950 thì tổng số lượng cổ phiếu mà người mua muốn mua là 8.170 cổ phiếu. Cũng tương tự với bên bán thì tại mức giá 36.100 (Giá 2 với bên Dư bán) thì có tổng số lượng cổ phiếu mà người bán muốn bán là 167.840 cổ phiếu, … Như vậy là ta đã hiểu 1 đi với 1, 2 đi với 2, 3 đi với 3 và tất nhiên là cạnh nhau cho dễ nhìn.
Tại sao lại là 1, 2 và 3: thứ nhất là do màn hình máy tính có giới hạn nên không thể nhiều hơn được (Tầm đó là vừa). Thứ hai là 1 được hiểu là giá tốt nhất, 2 được hiểu là giá tốt thứ 2 và 3 là giá tốt thứ 3 (Và ẩn sau bảng còn cả các giá tốt thứ 4, thứ 5, …). Thế nào gọi là tốt nhất? Ví dụ: mình mới hỏng một chiếc Laptop và giờ muốn mua lại 1 chiếc Laptop khác, lần này muốn mua xịn xịn chút thì kiếm con MacBook. Sau khi khảo sát trên cả con Phố Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội thì mình thấy có 5 cửa hàng lớn nhất (Có uy tín được xem là ngang nhau không phải lăn tăn) như vậy yếu tố giá cả là then chốt trong việc chọn cửa hàng. Sau khi khảo sát đi từng cửa hàng thì lần lượt được các giá sau: Cửa hàng A bán giá 30 triệu – Cửa hàng B bán giá 30,5 – Cửa hàng C bán giá 30,8 – Cửa hàng D bán giá 29,8 và Cửa hàng E bán giá 29,6. Như vậy trong vài trò là người mua thì người bán giá tốt nhất hay thấp nhất với người mua chính là người bán giá 29,6 – Cửa hàng E, người bán thấp thứ 2 hay tốt thứ 2 chính là người bán giá 29,8 – Cửa hàng D, người bán thấp thứ 3 hay tốt thứ 3 chính là người bán giá 30. Như vậy có thể tổng quát lại là với người mua thì người nào bán thấp nhất chính là tốt nhất. Mở rộng ra và ngược lại trong vai trò là người bán thì người mua nào mua cao nhất chính là người mua tốt nhất hay người mua giá 1, … Ví dụ mình cần bán cái Laptop cũ đi thì sẽ tìm cửa hàng nào thu mua cho mình cao nhất thì chính là người mua tốt nhất với người bán là Mình.
Dư bán: tương tự như Dư mua ở trên cũng có 6 cột với Giá 1 KL 1, Giá 2 KL2 và Giá 3 KL3.
+ Trường hợp bạn mới mở tài khoản chứng khoán và đã nộp tiền để mua. Rõ ràng bây giờ là bạn chỉ có thể căn giá để mua. Cũng với mã VCB như hình ở trên, Lúc này người mua cao nhất bên mua là 36 (Giá 1 Mua) và người bán thấp nhất bên bán là 36,05 (Giá 1 Bán) cũng là 2 giá sát nhau nhất. Trường hợp nếu bạn dự đoán cuối giờ thị trường sẽ lên tới 36.5 hay 37 thì phải mua ngay tức là nhảy vào mua luôn vào giá bên Bán 1 (Giá 36,05), lúc đó sẽ khớp ngay lập tức vì mua thẳng lên người bán (Như ngoài đời là không cần mặc cả giá). Còn trường hợp nếu bạn dự đoán cuối giờ thị trường sẽ không những không lên mà còn rơi nhẹ lại nên không việc gì phải mua ngay mà đặt vào giá 36 hoặc thấp hơn (Nếu bạn đoán được chính xác giá sẽ xuống tới đâu ví dụ như 35.8)
Giá 1 KL1, Giá 2 KL2 và Giá 3 KL3 chỉ là đúng tại thời điểm xem (Ở đây mình chụp cuối giờ hết ngày giao dịch), Vi dụ tại thời điểm hiện tại giá mua 1 VCB là 36 nhưng nếu còn giá thì nửa tiếng sau giá 36 có khi lúc đó lại là giá mua 3, còn giá mua 1 lúc này lại là giá 36,1 chả hạn. Như thế khái niệm tốt nhất chỉ đúng vào 1 thời điểm nhất định, như trong ví dụ trên thì do người mua mua nhiều lên nên giá 36 dần bị tụt lại không còn là giá mua tốt nhất nữa. Bạn có thể xem tiếp ở phần sau về vấn đề này.
– Phần Khớp lệnh nằm ở giữa dư mua và dư bán chính là lần khớp lệnh thành công gần nhất của thị trường, với 1 bảng giá đã đóng cửa thế này, đó chính là giao dịch cuối cùng trong ngày.
– Tổng KL: chính là tổng khối lượng đã khớp tới thời điểm xem, ở đây hết giờ nên xem là tổng khối lượng của cả ngày, ví dụ AAA trong ngày 24/08/2012 đã khớp 449.700 cổ phiếu.
– Mở cửa, Cao nhất, Thấp nhất: chính là giá giao dịch thành công đầu tiên trong ngày, giá giao dịch cao nhất khớp trong ngày, giá giao dịch thấp nhất khớp trong ngày.
– NN mua, NN bán, Room: chính là số lượng nước ngoài đã mua, nước ngoài đã bán và room còn lại nước ngoài còn được phép mua (1 số bảng giá như FPTS không hiện Room còn lại). Với AAA ngày 24/08/2012, thì nước ngoài đã mua 6.400 cổ phiếu, bán ra 5.000 cổ phiếu và Room còn lại được phép mua là 3.691.400 cổ phiếu.
– Room nhà đầu tư nước ngoài: quy định của Luật thì tổng các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu 49% số cổ phần đang lưu hành trên thị truờng của các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ví dụ: mã chứng khoán AAA của Công ty CP Nhựa và Môi trường Xanh An phát có vốn điều lệ 99 tỷ đồng, với mệnh giá 10.000 đồng / cp thì tương đương 9.900.000 cổ phiếu thì tổng room 49% mà nước ngoài được phép sở hữu sẽ là 4.851.000 cổ phiếu. Tính đến hết phiên giao dịch ngày 24/08/2012 thì AAA vẫn còn room thừa là 3.691.400 cổ phiếu, tức là nhà đầu tư nước ngoài đang nẵm giữ 1.159.600 cổ phiếu (11,7% công ty AAA). Lưu ý riêng nghành Ngân hàng thì room nói trên chỉ là 30%.
– Đơn vị trong bảng của FPTS (Mỗi Công ty Chứng khoán thiết kế 01 kiểu, chưa chắc giống nhau): với giá họ bớt 3 số 0, ví dụ giá tham chiếu của AAA là 16.2 thực ra hiểu là 16.200 đồng. Với khối lượng thì họ không bớt số 0 nào, ví dụ như ở phần dư mua giá tham chiếu (giá 3 và KL 3) 16.2 thì dư mua ở đó là 5.200 thực ra hiểu là dư mua 5.200 cổ phiếu.
– KL mua, KL bán (Bảng FPTS không có nhưng mình vẫn giới hiệu): chính là tổng lệnh mà 2 bên mua bán đã thực hiện đưa vào thị trường (bao gồm cả các lệnh khớp rỗi lẫn các lệnh đang treo trên bảng cũng như cả sau bảng giá).
– SL mua, SL bán (Bảng FPTS không có nhưng mình vẫn giới hiệu): chính tổng số lệnh mà 2 bên mua bán đã tung vào thị trường (bao gồm cả các lệnh khớp rỗi lẫn các lệnh đang treo trên bảng cũng như cả sau bảng giá). Ví dụ bạn đặt mua 2 lệnh AAA 1.000 giá 16.2 và 2.000 giá 16.3 thì có nghĩa là SL mua tăng lên 2 đơn vị. Ở đây, trong ngày 24/08/2012, với mã AAA đã có 396 lệnh mua và 313 lệnh bán được đưa vào thị trường.
– Lệnh ATO, ATC: đây là các lệnh được sử dụng trong phiên khớp lệnh định kỳ (Phiên 1 và 3) ở sàn HOSE, với hàm ý là khớp lệnh theo giá khớp của phiên, thứ tự ưu tiên của lệnh ATO và ATC được xếp trên cả lệnh đặt giá cụ thể thông thường khi so khớp, điều này đặc biệt ý nghĩa khi cần đua lệnh mua giá trần hay đua lệnh bán giá sàn, trong đó lệnh ATO (O là open) sở dụng trong phiên 1 – Phiên mở cửa, hết phiên 1, nếu lệnh ATO cũng không khớp (Trường hợp tranh mua) thì lệnh này cũng tự hủy, lệnh ATC (C là close) sử dụng trong phiên 3 – Phiên đóng cửa, giá của phiên đóng cửa này sẽ là cơ sở cho giá tham chiếu của ngày giao dịch tiếp theo. Mình sẽ giải thích sau về công dụng của lệnh này trong bài gần nhất (gồm cả lệnh thị trường MP trong phiên 2).
Trong ảnh: Bảng giá Phiên Định kỳ Đóng cửa của Công ty CP Chứng khoán SHS tại sàn HOSE (HOSE-FPTS) với các Lệnh ATC như hình (Link gốc ảnh)
– Về phiên định kỳ tại HOSE: Như đã trình bày ở phần trên, trong 1 ngày giao dịch ở trên sàn HNX, được chia làm 2 phiên: phiên 1 là phiên giao dịch liên tục được thực hiện từ 9h – 11h30 và 13h – 14h30; và phiên 2 là phiên giao dịch định kỳ xác định giá đóng cửa (14h30 – 14h45), còn sàn HOSE, thì chia thành 3 phiên, trong đó phiên 2 cũng giao dịch liên tục giống như sàn HNX. Còn phiên 1 (9h – 9h15) và phiên 3 (14h30 – 14h45) giao dịch theo phương thức khớp lệnh định kỳ, tức là 2 bên mua bán liên tục đưa lệnh vào nhưng không khớp ngay lập tức giống như phiên liên tục, đặt tới đâu khớp tức thì tới đó, mà sẽ theo cơ chế giống đấu thầu đấu giá, 2 bên liên tục treo lệnh mua bán vào (gồm cả lệnh ATO, ATC), kết thúc 15 phút, sẽ có 1 giá chung duy nhất theo nguyên tắc mà tại đó khối lượng khớp lệnh mua bán gặp nhau là cao nhất, hiểu nôm na giống như đấu thầu đấu giá 2 bên chào lệnh nhau, cuối cùng “mở bát” xem ai chào giá tốt nhất thì sẽ khớp và trao đổi. Bạn có thể xem thêm chi tiết trong ví dụ Bài viết sau Cách Khớp lệnh Phiên Định kỳ và có thể trao đổi thêm với mình về lệnh này nếu cần.
Về cơ bản mình đã giải thích cơ bản xong, bạn nào có thắc mắc gì thêm có thể pm với qua FanPage Facebook, FanPage Zalo, Zalo cá nhân, Facebook cá nhân hoặc Skype với thông tin ở bên phải (hoặc bên dưới).
—————————————————————
Cách thức khớp lệnh trong Phiên khớp lệnh liên tục
– Do phần trình bầy trên mang tính chất “tĩnh” của bảng giá, nên nhiều bạn vẫn chưa hình dung được, khi thị trường giao dịch thì bảng giá sẽ dịch chuyển ra sao, tức là chưa hình dung được tính “động” của bảng giá. Nhân có nhiều người hỏi, mình thêm bổ sung tiếp để mọi người khi tham khảo có thể hiểu thêm. Vẫn với ví dụ về AAA
Trong ảnh: Bảng giá của SHS cài đặt chỉ có duy nhất mã AAA vào ngày 12/10/2012 (HNX-SHS) (Link gốc ảnh)
– Nguyên tắc khớp lệnh: cùng một giá thì ai đặt trước khớp trước, ai đặt sau khớp sau. Nếu mua thì đặt giá cao hơn sẽ được ưu tiên xếp trước, và ngược lại khi bán thì đặt giá thấp hơn cũng sẽ được ưu tiên khớp trước. Và do hệ thống Công nghệ ngày nay phát triển tốt, nên khi vào lệnh trên Thị trường thì luôn có kẻ trước người sau, không bao giờ có chuyện cùng lúc 2 lệnh vào cùng thời điểm (Theo tham khảo thì 1 giây hiện giờ trên Sở giao dịch có thể đẩy vào hệ thống hơn triệu lệnh), chính vì điều này nên thị trường sẽ luôn được khớp theo 01 trong 02 cách: người mua phải mua lên bên dư bán (Người bán treo cao chờ sẵn đó) hoặc là người bán phải bán xuống bên dư mua (Người mua treo thấp chờ sẵn đó) và tất nhiên là không có chuyện 02 bên mua bán đặt lệnh đập vào nhau cùng lúc như thế. Để ý một chút sẽ thấy là nếu với vai trò người mua, bạn sẽ thấy đặt mua thấp vào bên dư mua có nghĩa là bán muốn mua thấp (ngoài đời gọi là mặc cả giá xuống) và đương nhiên là có thể khớp hoặc không, còn nếu bạn “vội” muốn mua ngày giá người bán rao (Dư bán) thì đương nhiên là mua ngay được và khỏi phải “mặc cả”, tất nhiên là giá mua phải cao hơi chút.
– Lệnh giới hạn (LO): tất cả những lệnh số trên bảng mà ta hay thấy được gọi là Lệnh giới hạn, nó có một đặc tính rất quan trọng là khi bạn đặt mua, giả sử bạn muốn mua và đặt mua giá 15 thì có nghĩa là không chỉ bạn chấp nhận mua ở giá 15 mà còn chấp nhận mua đương nhiên cả các giá nhỏ hơn 15 (Rẻ hơn thì ai chả muốn mua, cái này lấy từ thực tế cuộc sống mà ra), còn các giá trên 15 như 15.1 hay 15.2 đương nhiên là mua không thành công, vì tối đa chỉ mua tới giá 15 mà thôi. Ngược lại khi bạn có chứng khoán muốn bán và đặt bán giá 15 thì có nghĩa là không chỉ bạn chấp nhận bán ở giá 15 mà còn chấp nhận bán đương nhiên cả các giá lớn hơn 15 (Được giá hơn thì ai chả muốn bán, cũng từ thực tế mà ra), và tất nhiên là các giá nhỏ hơn 15 như 14.9 hay 14.8 đương nhiên là bán không thành công, vì tối đa chỉ bán tới giá 15 là thấp nhất mà thôi.
– Đây là bảng giá tính tới cuối ngày của phiên thứ 6 ngày 12/10/2012 – hiện tạm thời là bảng giá “chết”, mình giả sử vẫn còn thời gian đủ để mình thực hiện thêm 1 lệnh mua hoặc bán nữa với mã AAA để mọi người có thể dễ hình dung.
– Ảnh có thể hơi mờ: mình xin mô tả lại từ trái qua phải như sau: CK là AAA – Trần là 15 – Sàn là 13.2 – TC là 14.1 – Dư mua Giá 3 là 14.2, KL 3 là 17.300 (tức 173.000 cổ phiếu), Giá 2 là 14.3, KL 2 là 19.460 (tức 194.600 cổ phiếu), Giá 1 là 14.4, KL 1 là 12.270 (tức 122.700 cổ phiếu) – Khớp lệnh Giá là 14.5, KL là 10 (tức 100 cổ phiếu) – Dư bán Giá 1 là 14.5, KL 1 là 790 (tức 7.900 cổ phiếu), Giá 2 là 14.6, KL 2 là 3.530 (tức 35.300 cổ phiếu), Giá 3 là 14.7, KL 3 là 3.460 (tức 34.600 cổ phiếu) – Cao là giá cao nhất trong ngày 14.7 – Thấp là giá thấp nhất trong ngày 13.5 – TB là giá trung bình đóng cửa 15 phút cuối 14.5 – Tổng KL là Tổng khối lượng khớp trong ngày là 69.850 (tức là 698.500 cổ phiếu) – KL mua là tổng khối lượng mua các nhà đầu tư đã đặt vào trong ngày bao gồm cả các lệnh chưa khớp là 127.400 (tức 1.274.000 cổ phiếu) – KL bán là tổng khối lượng bán các nhà đầu tư đã đặt vào trong ngày bao gồm cả các lệnh chưa khớp là 93.640 (tức 936.400 cổ phiếu) – SL mua là tổng số lệnh mua các nhà đầu tư đã đặt trong ngày bao gồm cả các lệnh chưa khớp là 252 lệnh mua – SL bán là tổng số lệnh bán các nhà đầu tư đã đặt trong ngày bao gồm cả các lệnh chưa khớp là 412 lệnh mua – NN mua và NN bán là khối lượng mua bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện, ở đây là không có trong ngày này – Room là số cổ phiếu các nhà đầu tư nước ngoài còn được mua là 3.897.800 cổ phiếu
– Về nguyên lí, khi còn đủ thời gian, chúng ta có thể đưa ra bất kỳ 1 lệnh mua bán to bé thế nào, miễn là có đủ số tiền, số chứng khoán cũng như nếu vượt lên thành cổ đông lớn (>5%) thì phải báo cáo trước để thực hiện. Các lệnh đưa ra có thể trải dài từ 13.2 lên 15.
– Với lệnh mua: các lệnh mua đưa ra từ 13.1 đến 14.1 đều có mức giá nhỏ hơn mức giá 3 là 14.2, thì dù khối lượng có bao nhiêu cũng nằm ẩn sau bảng phía mua nên bảng giá sẽ không biến đổi gì. Với mức giá 14.2, khi ta đưa thêm 1 lệnh mua ví dụ là 1.000 cổ phiếu vào thì dư mua 173.000 sẽ nhảy thành 174.000 cổ phiếu. Với mức giá 14.3, khi ta đưa thêm 1 lệnh mua ví dụ là 1.000 cổ phiếu vào thì dư mua 194.600 sẽ nhảy thành 195.600 cổ phiếu. Với mức giá 14.4, khi ta đưa thêm 1 lệnh mua ví dụ là 1.000 cổ phiếu vào thì dư mua 122.700 sẽ nhảy thành 123.700 cổ phiếu.
Đặc biệt là từ 14.5 trở lên, tức là vào bên dư bán thì sẽ khớp ngay lập tức, ở phần khớp lệnh sẽ nháy khớp 1.000 cổ phiếu, đồng thời dư bán 14.5 với khối lượng 7.900 sẽ nhảy thành 6.900, cho dù đặt lệnh mua ở mức giá 14.5 hay 14.6 hay 14.7 … hay giá trần 15 thì vẫn sẽ khớp 1.000 cổ phiếu giá 14.5 (Do nguyên lí khớp giá thấp nhấp khi đặt lệnh mua)
Đó là với lệnh mua khối lượng 1.000, giờ ta thay đổi số lượng lên 2.000, 3.000 … hay vượt qua tới 7.900 (đúng bằng dư bán ở mức 14.5). Khi ta ra lệnh mua 7.900 AAA mức giá 14.5 thì ngay lập tức khớp lệnh 7.900 sẽ nháy qua, đồng thời bên dư bán có sự dịch chuyển giá 14.6 nhảy về giá 1, giá 14.7 nhảy về giá 2 và mức giá 14.8 (ẩn sau bảng bên bán) nhảy về giá 3.
Tiếp tục trường hợp khác, là giờ ta đặt mua 8.000 AAA 14.5 thì bên bán cũng sẽ giống như trên, nhưng bên dư mua sẽ có thay đổi lần lượt giờ là giá 3 là 14.3, giá 2 là 14.4 và giá 1 mới nhất là 14.5 với dư mua là 100 cổ phiếu (8.000 – 7.900 = 100). Nếu ta tiếp tục tăng khối lượng mua đó lên 20.000 AAA 14.5 thì khối lượng dư mua bên giá 1 là 14.5 sẽ tăng thêm theo tính toán.
Trường hợp tiếp, là giờ thay vì ta đặt 8.000 AAA 14.5 thì cho thành 8.000 AAA 14.6, thì sẽ dẫn đến trường hợp khớp là 7.900 giá 14.5 và 100 giá 14.6. Dư mua không đổi, giá 1 vẫn là 14.4 nhưng bên bán giá 1 giờ là 14.6 với khối lượng 35.300 sẽ nhảy thành 35.200 (Do 100 tiếp theo chạm vào giá 14.6 này), giá 2 là 14.7, giá 3 là 14.8 (ẩn sau bảng bên bán). Tiếp tục tăng khối lượng sẽ dẫn đến dư bán ở mức giá 2 là 14.6 bị giảm dần. Lệnh như trên gọi là lệnh quét mua. Cũng với khối lượng mua 8.000 AAA nhưng với các giá đặt là 14.7 14.8 14.9 hay thậm chí là giá trần 15 thì khung cảnh và kết quả cũng như vừa xong.
Trường hợp tiếp, là giờ ta đưa 1 lệnh mua lớn 50.000 AAA 14.6, thì sẽ dẫn đến quét sạch 2 mức giá bên dư bán là 14.5 và 14.6. Cụ thể, khớp lần lượt là 7.900 giá 14.5, 35.300 giá 14.6 và còn dư 6.800 (50.000 – 7.900 – 35.300 = 6.800) ở mức giá 14.6. Khi đó dư mua sẽ là giá 3 là 14.3, giá 2 là 14.4 và giá 1 là 14.6 và dư bán sẽ là giá 1 là 14.7, giá 2 là 14.8, ,giá 3 là 14.9
Trường hợp tiếp, là giờ ta cũng đưa 1 lệnh mua lớn 50.000 AAA nhưng là giá 14.7, thì sẽ dẫn đến quét sạch 2 mức giá bên dư bán là 14.5 và 14.6 đồng thời khớp 1 phần vào dư bán 14.7. Cụ thể, khớp lần lượt là 7.900 giá 14.5, 35.300 giá 14.6 và 7.700 ở mức giá 14.7. Khi đó dư mua vẫn như cũ sẽ là giá 3 là 14.2, giá 2 là 14.3, giá 3 là 14.4 và dư bán vẫn như trường hợp liền trên là giá 1 là 14.7, giá 2 là 14.8, ,giá 3 là 14.9, tuy nhiên khác ở 1 điểm khối lượng ở giá 1 là 14.7 chỉ còn 26.900.
Cứ như vậy, ta tăng khối lượng thêm và giá lên, sẽ dẫn đến hiện tượng “quét sạch” vào bên bán, bao gồm cả các giá nằm sau bảng cho đến giá trần cuối cùng. Thực tế kinh nghiệm chứng khoán nhiều năm qua, mình cũng từng thấy các hiện tượng quét thẳng với khối lượng lớn như vậy, kết quả là chỉ 1 lệnh có thể dư mua trần ngay lập tức, nó mang tính chất “làm giá”.
Trong ảnh: Bảng giá từng mã trong Tài khoản của HSC với mã AAA vào ngày 12/10/2012 (HNX-HSC) (Link gốc ảnh)
Ngoài ra với một số bảng giá như khách hàng có mở tài khoản tại chỗ mình, thì trong bảng nội bộ còn xem thêm được tổng khối lượng đặt nằm sau bảng ở đây chính là dòng KL Mua/Bán 4+ 85,200 / 160,100 như ở hình trên. Tức là tổng bán đang treo sau bảng từ giá 14.8 tới 15 là 160.100 cổ phiếu (4+ có nghĩa là 4 + 5 + 6 + …). Tính sơ sơ, chỉ cần 1 lệnh mua 250.000 AAA giá 15 đặt thẳng là chắc chắn sẽ dư mua trần, nếu thực muốn làm giá lên kiểu “sốc”.
– Với các lệnh bán: tương tự như lệnh mua
– Có bạn từng hỏi mình ngay khi mở cửa, 2 nhà đầu tư, 1 nhập mua, 1 nhập bán thật nhanh, trong khi lệnh treo mua bán chưa có, thì sẽ khớp thế nào. Ví dụ: lệnh mua 1000 AAA giá 14.5 và lệnh bán 2000 AAA giá 14.1 thì rõ ràng 2 lệnh này sẽ dẫn tới kết quả là lệnh sẽ được khớp. Ở đây, mình cần phải nêu rõ, dù hệ thống của Sở giao dịch ngày nay là rất hiện đại, 1 giây có thể nhận vài ngàn lệnh, nhưng luôn có 1 nguyên tắc là từng lệnh từng lệnh một, nghĩa là có trước có sau, và lệnh bao giờ cũng do một người treo và người kia “đập” vào. Chứ không có chuyện vào cùng lúc như bạn giả thiết. Với ví dụ trên, nếu lệnh mua 1000 AAA giá 14.5 vào trước thì kết quả sẽ khớp 1000 AAA giá 14.5 khi mà lệnh bán bán xuống, còn nếu lệnh bán 2000 AAA giá 14.1 vào trước thì sẽ khớp 1000 AAA giá 14.1 . Cả 2 trường hợp đều dẫn đến sau khớp lệnh thì dư bán 1.000 AAA giá 14.1 .
– Cũng trong hình ở trên thì chúng ta có thể xem chi tiết trong quá khứ có các lệnh chi tiết khớp ra làm sao, khối lượng khớp, giá khớp cũng như thời gian khớp cái lệnh đó, dù là lệnh nhỏ nhất. Chúng ta có thể xem ở bảng nội bộ các công ty chứng khoán hay ở 1 trang phổ biến như www.CafeF.vn theo đường link sau AAA-CafeF. Theo link trên chúng ta có thể xem được rất chi tiết trong quá khứ, muốn xem mã khác hay ngày giao dịch khác chúng ta chỉ cần thay thế vào ô Mã và Ngày là ok. Thậm chí một số tài khoản như của VIP hay của môi giới còn có thể xem được lệnh khớp chi tiết đó là do người bán hay người mua thực hiện tác động vào. Chúc các bạn thành công, một dịp khác mình sẽ phân tích thêm 1 số các chiến thuật đầu cơ có thể nhận biết sơ sơ trên bảng giá.
– Một câu hỏi nữa cũng nhiều người hỏi mình, là khi bảng giá đang giao dịch gia như thế thì cách đặt mua như thế nào (bán cũng sẽ ngược lạ tương tự). Quay trở lại ví dụ ở đầu bài:
Trong ảnh: Bảng giá của SHS cài đặt chỉ có duy nhất mã AAA vào ngày 12/10/2012 (HNX-SHS) (Link gốc ảnh)
Nếu dữ liệu chúng ta tập hợp thu thu thập được ra sao sẽ dẫn đến kết quả phân tích đánh giá nhìn nhận như thế, ví dụ sau khi lên mạnh mẽ 2 phiên chúng ta tin rằng AAA còn lên tiếp (Giả sử đang giữa giờ giao dịch) vào cuối phiên, và thậm chí cả ngày hôm sau, thì người chơi có tính đầu cơ cao ngay lập tức mua thẳng vào người bên dư bán giá 1 là 14.5, còn người chơi rụt rè, thận trọng cao sẽ đặt mua vào bên dư mua 1 là 14.4 (Xếp sau số lượng mua rất lớn 122.700 cổ phiếu). Ngược lại, nếu ta cho rằng AAA đã lên 2 phiên rồi thì không nên mua đuổi, vì nếu mua thẳng rất dễ dính “đỉnh”, vậy thì không nên đặt mua, theo dõi thêm, hoặc nếu có đặt thì đặt 20% vốn là cùng, và tất nhiên treo giá thấp, gần sàn chả hạn giá 13.5 (sau bảng giá), và có thể chờ nó giảm về gần lại giá cũ 13 thì mới nên đặt mua. Tương tự nếu bạn muốn bán cũng có tình trạng tương tự, quan trọng là quan điểm và tâm lý. Kết quả cuối cùng, sau 2 ngày 11/10/2012 đến 12/10/2012 tăng rất mạnh từ 13.3 lên 14.5 thì AAA đã giảm dần sau, để đóng cửa phiên ngày 22/10/2012, AAA có giá 12.7. Xem chi tiết giao dịch tháng 10/2012 tại đây.
– Ngoài ra thì hiện nay theo Bảng giá Chứng khoán mới của FPTS thì trên các Tab Bảng giá sẽ có các chỉ số phụ như VN30 hay HNX30, khi đó thì ta cũng có 1 bảng giá gồm toàn các mã lớn của 2 sàn chính mà không mất công phải lọc như cách ở trên. Mỗi khi HOSE HNX thay đổi lại các mã trong chỉ số trên thì Công ty Chứng khoán cũng cập nhật theo (Khá tiện). Bạn có thể thử như hình sau:
Trong ảnh: Bảng giá mới của FPTS và chỉ việc bấm như hình là sẽ xem được 30 mã hàng đầu ở sàn HOSE (Link gốc ảnh)
—————————————————————
Bảng giá Chứng khoán Lô lẻ HNX
Như đã đề cập ở phần đầu thì trên 03 sàn chính thức, việc giao dịch chỉ được thực hiện giao dịch khớp lệnh với lô chẵn là bội số của 100 ở sàn HNX và UPCoM, còn với sàn HOSE thì bội số lại 10. Như thế khi bạn đang nắm 335 cổ phiếu ở sàn HNX hoặc UPCoM thì lô chẵn 300 cổ phiếu kia vẫn có thể bán bình thường trên sàn, nhưng với phần lô lẻ 35 cổ phiếu còn lại thì không thể bán bình thường trên sàn được, 1 cách tương tự với sàn HOSE thì nếu bạn đang sở hữu 47 cổ phiếu thì 40 cổ phiếu được xem là lô chẵn bán được bình thường và 7 cổ phiếu còn lại thì bị xem là lô lẻ và không thể bán được trên sàn giao dịch chính thức. Nguyên nhân của việc lẻ này phần nhiều là do các nhà đầu tư đang nắm phải cổ phiếu có sự phát hành thêm nhằm tăng vốn điều lệ và cách xử lí như bao lâu nay là bán lại cho Công ty Chứng khoán nơi mình đang mở tài khoản với giá sàn của ngày theo yêu cầu. Tuy nhiên theo quy định mới thì bắt đầu từ ngày 26/03/2012 thì trên sàn HNX và UPCoM đã có thể tự giao dịch thỏa thuận lô lẻ giữa các nhà đầu tư với nhau và không cần sự tham gia của Công ty Chứng khoán với giá mua lại là giá sàn và đặc biệt là từ ngày 29/7/2013 đến nay thì HNX đã áp dụng giao dịch lô lẻ dưới dạng khớp lệnh thông thường như bạn vẫn thấy trên bảng giá lô chẵn, chỉ khác là được giao dịch dưới dạng 1 bảng giá riêng biệt, tạo thành 2 bảng giá lô chẵn (như bình thường) và bảng giá lô lẻ. Đây là bước tiến rất lớn, vừa giúp cho nhiều nhà đầu tư thanh lý các lô lẻ không bị “rác” tài khoản mỗi lần nhận Sao kê Tài khoản lại không bị ép giá sàn như khi bán lại cho Công ty Chứng khoán, đồng thời cũng giúp các Công ty Niêm yết không bị “rác” cổ đông. Về Bảng giá lô lẻ thì bạn cũng có thể xem tại đường link sau của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) – là Công ty hiện vẫn đang cập nhật loại bảng giá này, cho đến nay vẫn là bảng giá được mọi người ưa dùng nhất với thể loại lô lẻ: HNX-OD-VDSC.
Trong ảnh: Bảng giá lô lẻ của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) tại sàn HNX (HNX-VDSC) với dữ liệu truyền về từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HNX (Link gốc ảnh)
Cần lưu ý rằng khi bạn đang sở hữu 335 cổ phiếu ở sàn HNX và UPCoM, thì khi đó trong phần đặt lệnh, bạn không thể đặt bán dứt điểm ít nhất 01 lần với 01 lệnh 335 cổ phiếu chả hạn, khi đó hệ thống sẽ không hiểu và báo lỗi, bạn phải tự tách thành 02 lệnh riêng biệt là 300 cổ phiếu (tự hệ thống sẽ mặc định là lệnh lên sàn lô chẵn như bình thường) và 35 cổ phiếu (Tự hệ thóng sẽ mặc định là lệnh ở sàn lô lẻ). Về cơ bản thì nguyên tắc giao dịch mua bán bên bảng giá giao dịch lô lẻ sẽ tương tự như lô chẵn, nên mình sẽ không trình bày lại cách xem loại bảng giá này, chỉ có 1 điểm khác cơ bản là tính thanh khoản của Bảng giá thị trường lô lẻ thì thấp hơn rất nhiều và phần nhiều mua bán để hoặc là bán đi cho đỡ “rác” tài khoản hoặc là mua thêm vào để bán được trên bảng lô chẵn như bình thường.
$$ y òn $$
8/7/2017
( nguồn :Chứng khoán Online )