Ông lão bẫy gà tây đã quyết định chỉ bắt 8 con gà tây dù tổng đàn lên đến 10 con và ngày càng khấm khá. Vì sao lại vậy và chúng ta có thể áp dụng kinh nghiệm này ra sao trong chứng khoán?
Những ngày tết đến xuân về, những dịp kỷ niệm đặc biệt nào đó, nhà đầu tư vẫn thường hay chúc nhau: Mua đúng đáy, bán trúng đỉnh.
Chúc nhau như vậy bởi họ cho rằng, để mua được đúng đáy, bán được trúng đỉnh thì ngoài tư duy phân tích cổ phiếu, thị trường còn có yếu tố may mắn nữa.
Mà, yếu tố may mắn, nó cũng như xổ số. Không phải lúc nào cũng có. Xác suất mua được đáy, bán được đỉnh rất thấp. Vậy, nên bán lúc nào?
Câu hỏi này trở nên cấp thiết hơn khi VnIndex đã tăng mạnh 2 phiên gần đây. Thị trường chứng khoán 2 phiên cuối tuần đang trong trạng thái hứng khởi hiếm có. Một khi thiên hạ hứng khởi đi mua, bạn lại vội vàng đi bán và tiếc hùi hụi nếu thị trường tăng tiếp thì đó có lẽ là nỗi buồn lớn nhất-dù bạn đã có lãi đáng kể.
Câu chuyện ông lão bẫy gà tây
Truyện này sưu tầm thôi. Trong dân gian đã lâu và giới đầu tư cũng đã truyền tai, truyền tay nhau như một bài học đầu tư.
Truyện kể rằng có một ông lão bẫy gà tây. Ông ta vào rừng, chọn được một chỗ gà tây thường đi qua để kiếm ăn.Ông ta dựng một cái bẫy sập, một đầu dây nối với cái que ngáng giữa miệng bẫy, rồi ông ta rải dây cách đó 20 mét để khi gà vào bẫy thì ông ta kéo dây mạnh, cái cây chống bẫy sẽ đổ và nó sẽ khép miệng bẫy lại, lúc đó gà vào trong sẽ không ra được.
Chuẩn bị xong, ông ta rải bắp từ ngoài miệng vào tới bên trong bẫy, rồi ông ta về chỗ chờ, đủng đỉnh hút điếu thuốc. Rồi đến chiều thì ở có một đàn gà tây 10 con xuất hiện, nó ăn theo bắp ông lão rải.
Rồi 1 con vào bẫy. Ông ta chưa giật dây vì mong sẽ có thêm con nữa vào
2 con vào ông ta vẫn không giật mà hi vọng thêm con nữa vào
Cứ như vậy đến con thứ 9 vào bẫy ông ta vẫn không giật dây
Con thứ 10 nó cứ đứng ở giữa miệng bẫy.
Con thứ 9 ăn hết hạt bắp nó đi ra.
Ông ta nghĩ vừa nãy 9 con không giật thì giờ 8 con giật làm gì, ông ta lại chờ.
Nhưng rồi, con thứ 8 chui ra. Ông ta không giật vì nghĩ lúc nãy 8 con không giật giờ 7 con giật làm gì.
Ông ta hồi hộp chờ và hy vọng.
Con cuối cùng đi ra.
Ông ta không bắt được con gà tây nào cả.
Năm sau, sau mùa sinh nở gà nhiều vô kể. Ông lão lại mang chiếc bẫy cũ sang khu rừng mới có nhiều gà tây... Ông ta lại dựng một cái bẫy sập, một đầu dây nối với cái que ngáng giữa miệng bẫy, rồi ông ta rải dây cách đó 20 mét để khi gà vào bẫy ông ta kéo dây mạnh thì cái cây chống bẫy sẽ đổ và nó sẽ khép miệng bẫy lại, lúc đó gà vào trong sẽ không ra được.
Chuẩn bị xong, ông ta rải bắp từ ngoài miệng vào tới bên trong bẫy,rồi ông ta về chỗ chờ,đủng đỉnh hút điếu thuốc. Rồi đến chiều thì ở có một đàn gà ta 10 con xuất hiện, nó ăn theo bắp ông lão rải, rồi 1 con vào bẫy ông ta chưa giật dây vì mong sẽ có thêm con nữa vào 2 con vào ông ta vẫn không giật mà còn thêm con nữa và cứ như vậy đến con thứ 9 vào bẫy ông ta vẫn không giật dây,còn con thứ 10 nó cứ đứng ở giữa miệng bẫy,con thứ 9 ăn hết hạt bắp nó đi ra ông ta nghĩ vừa nãy 9 con không giật thì giờ 8 con giật làm gì, ông ta lại chờ.
nhưng rồi khi con thứ 8 chuẩn bị chui ra ông ta ông giật ngay...
Cứ như thế ông ngày càng trở nên khấm khá!
Lời bàn: Sau nhiều lần bẫy gà, ông nhận thấy mua qua đáy, bán qua đỉnh là hay hơn cả...
Vì sao bán qua đỉnh là hay hơn cả?
Ông lão trong câu chuyện ngụ ngôn kể trên không thể biết chắc bao nhiêu con gà sẽ sập bẫy. Còn với thị trường chứng khoán, nhà đầu tư chỉ biết đỉnh khi thị trường đã lập đỉnh và đi xuống. Chưa nhìn thấy đỉnh, bạn sẽ không thể biết đâu là đỉnh của thị trường.
Vì thế, một nguyên tắc mua, bán mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn thường làm là: Điểm bán tốt nhất là bán sau đỉnh. Như ông lão bẫy gà tây, ông ngày càng khấm khá hơn khi ông biết giật bẫy (chốt lãi) khi lượng gà tây sau khi tăng lên (từ 0 đến 9) đã bắt đầu giảm xuống (còn 8).
Dựa trên kinh nghiệm mua, bán được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng, thậm chí, nhiều công ty chứng khoán đã xây dựng cả điểm cảnh báo mua, bán theo nguyên tắc này. Dưới đây là mô tả điểm mua-điểm bán theo cảnh báo mua, bán ở vùng giá tối ưu nhất mà các công ty chứng khoán đang sử dụng:
Một lần nữa, VnIndex đã tăng mạnh 2 phiên cuối tuần qua. Kinh nghiệm bán ở vùng đỉnh mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng như thế nào đã được chúng tôi trình bày trong câu chuyện ngụ ngôn và phần diễn giải nói trên.
Chúc quý nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn nhất cho mình.
--------------y òn-----------------